33 kỹ năng bạn cần trau dồi nếu muốn thành công (P3)

13.Kỹ năng làm lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng giúp bạn thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó trong việc lãnh đạo bằng cách lựa chọn và vận dụng đúng đắn những tri thức, kinh nghiệm và tư duy sắc bén.

Người lãnh đạo có kỹ năng sẽ là người hiểu thấu đáo về hoạt động lãnh đạo. Ở mỗi cấp lãnh đạo khác nhau thì mỗi loại kỹ năng thể hiện sự cần thiết sẽ khác nhau.

Để trở thành người lãnh đạo giỏi, bạn phải có kỹ năng cần thiết sau:

  1. Kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn
  2. Kỹ năng thay đổi và thích nghi
  3. Kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập
  4. kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức
  5. Kỹ năng nói trước công chúng.
  6. Kỹ năng ra quyết định.
  7. Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  8. Có tư duy chiến lược.
  9. Tự tin và quyết đoán.
  10. Kỹ năng giao việc.
  11. Thấu hiểu chính mình và thấu hiểu đối tác
  12. Kỹ năng tạo động lực

14.Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh

Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều người sẽ rất mệt mỏi và stress vì cứ gặp phải những vấn đề lặp đi lặp lại từ những việc đơn giản đến phức tạp, hoặc những vấn đề xảy ra mà chúng ta không biết phải giải quyết nó như thế nào cho hợp lý.

Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh là kỹ năng mang tính quyết định ảnh hưởng rất nhiều đối với sự thành công của bạn trong một vấn đề hay trong công việc, học tập.

Trong cuộc sống, có vô vàn những vấn đề bắt buộc chúng ta phải giải quyết, mà không vấn đề nào giống vấn đề nào cả. Điều quan trọng là bạn hội tụ đủ TƯ DUY và NỘI LỰC để tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết. Khi gặp một vấn đề phát sinh, chúng ta có thể vận dụng những PHẢN XẠ có sẵn để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Các bước giải quyết mọi vấn đề phát sinh:

  1. Đánh giá vấn đề
  2. Quản lý vấn đề
  3. Ra quyết định
  4. Giải quyết vấn đề
  5. Xem xét kết quả

15.Kỹ năng truyền cảm hứng

Trong bất cứ vấn đề gì của cuộc sống, đặc biệt là công việc. Con người là cốt lõi của sự phát triển. Nếu bạn là một người muốn đem đến sự cống hiến hay tạo cho mình một năng lực khác lạ so với những người xung quanh, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng truyền cảm hứng.

Để có thể truyền cảm hứng cho người khác bằng những câu nói hay hành động, bạn phải trải qua thời gian TÌM HIỂU – HỌC HỎI – THỬ NGHIỆM – ĐÚC KẾT xem đâu là những phương pháp hợp lý nhất.

Để trở thành người truyền cảm hứng, bạn cần:

  • Gây ấn tượng với người khác qua những câu chuyện hay một quyển sách nào đó.
  • Luôn lạc quan, tích cực trong mọi hoàn cảnh.
  • Có định hướng rõ ràng cụ thể.
  • Khuyến khích sự sáng tạo.
  • Bạn phải là lá cờ dẫn đầu trong mọi việc.
  • Chia sẻ những trải nghiệm hay thành công của bạn.
  • Xây dựng niềm tin từ người khác.

16.Kỹ năng LẮNG NGHE

Trong giao tiếp không chỉ đơn giản là bạn nói không là được. Giao tiếp đòi hỏi cả 2 kỹ năng là NÓI và LẮNG NGHE.

  • Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu vấn đề.
  • Lắng nghe sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức mới.
  • Lắng nghe để bạn có thể mở rộng quan hệ.
  • Lắng nghe để biết cách giải quyết.

Việc lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có được những lợi thế và giành được sự thiện cảm của người đối diện.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thật sự không phải ai trong chúng ta cũng làm tốt được. Nếu chúng ta chỉ lắng nghe một cách HỜI HỢT mà chẳng đúc kết được gì thì cũng vô ích.

Vì vậy mỗi người trong chúng ta nên rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, vừa là cách để học hỏi gia tăng kiến thức vừa cách để năng cao giá trị bản thân. Người thành công là người vừa có kỹ năng lắng nghe, vừa có kỹ năng chọn lọc kiến thức để thu nạp một cách thông minh và hiệu quả nhất!

17.Kỹ năng đặt câu hỏi

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng khi giao tiếp nhưng bản thân lại không hiểu được người đối diện?

Đó là do hai bên có sự ngăn cách về kiến thức, lập trường, hoặc thường chỉ nói về vấn đề của bản thân mình. Kỹ năng đặt câu hỏi là cách để chúng ta thấu hiểu và đưa câu chuyện trở nên có giá trị hơn.

Những điều kỹ năng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn:

  • Giúp khởi động suy nghĩ của những người tham gia.
  • Khuyến khích sự tham gia của người đối diện.
  • Dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại.
  • Tìm kiếm được sự đồng điệu của người đối diện.
  • Tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp.
  • Tập trung được suy nghĩ của người khác.
  • Tạo được quan điểm chung giữa đôi bên.
  • Xây dựng – Củng cố được mối quan hệ tốt đẹp hơn.
  • Xoa dịu được những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận.
  • Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.
  • Thể hiện sự thu hút cả tập thể.
  • Truyền tải được sự tinh tế, khéo léo và nhạy bén của bạn.
  • ….

18.Kỹ năng lập kế hoạch

Trong công việc lẫn cuộc sống, thời gian chúng ta có được là hữu hạn nên cách tốt nhất để có thể kiểm soát được công việc và mang đến hiệu quả cao dù ở bất kì vai trò gì hay lĩnh vực nào là hãy có được kỹ năng lên kế hoạch.

Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn xem xét quỹ thời gian và dự định của mình, từ đó đưa ra tính toán để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Kỹ năng lập kế hoạch có một ý nghĩa vô cùng quan trọng:

  • Rèn luyện tư duy có hệ thống để tiên liệu trước các tình huống trong công việc hay cuộc sống.
  • Phối hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực của làm tốt hơn.
  • Tập trung vào các mục tiêu đề ra.
  • Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản để thực hiện hợp lý.
  • Có sự chuẩn bị cho sự thay đổi và ứng phó nhanh chóng.
  • …..

19.Kỹ năng tạo sự ảnh hưởng với người khác

Trở thành một người có ảnh hưởng tốt đến mọi người sẽ giúp bạn giành được sự ủng hộ của họ khi đưa ra những đề xuất, ý kiến, nhờ đó khả năng thành công của bạn trở nên cao hơn.

Khi bạn nêu lên những chính kiến, những đề nghị của bản thân và được mọi người ủng hộ, lắng nghe và chấp thuận, lúc đó bạn đã có tác động, ảnh hưởng đến người khác.

Gây ảnh hưởng là sự kết hợp hiệu quả của ba yếu tố :

  1. Người truyền đạt.
  2. Nội dung/ Thông điệp người truyền đạt muốn người nghe tin hoặc làm.
  3. Người nghe.

Có 6 cách tạo ảnh hưởng đến người khác:

  1. Ảnh hưởng bằng vị trí.
  2. Ảnh hưởng bằng chuyên môn.
  3. Ảnh hưởng bằng các nguồn lực.
  4. Ảnh hưởng bằng thông tin.
  5. Ảnh hưởng trực tiếp.
  6. Ảnh hưởng bằng quan hệ.

20.Kỹ năng tư duy sáng tạo

Ngày nay, nếu không có kỹ năng tư duy sáng tạo, bạn sẽ mãi là kẻ không có bước tiến mới hay những đột phá tạo nên thành công.

Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là cách để bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình trong xã hội. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng này hiệu quả nhất?

Hãy tự thiết lập tư duy như sau:

  • Gạt bỏ những hiểu biết về kiến thức thông thường không cần thiết.
  • Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ để không phụ thuộc vào nó.
  • Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo của bạn ở mức tối đa.

Cách phương pháp rèn luyện:

  • Phương pháp đặt vấn đề và lật ngược vấn đề
  • Phương pháp liên tưởng sáng tạo
  • Phương pháp phân tích hình thái

Chú ý:

  • Luôn luôn thực tế – Sáng tạo chứ đừng ảo tưởng
  • Đừng ngại khó khăn rủi ro
  • Action – Bắt tay vào hành động
  • Biết tận hưởng thành quả

Bài viết liên quan:



    Yêu cầu gửi lịch học