Enter your keyword

post

33 kỹ năng bạn cần trau dồi nếu muốn thành công (P4)

33 kỹ năng bạn cần trau dồi nếu muốn thành công (P4)

21.Kỹ năng thay đổi & thích nghi

THAY ĐỔI & THÍCH NGHI là kỹ năng quyết định và ảnh hướng đến thành công rất mật thiết. Đây là kỹ năng giúp bạn chủ động tìm hiểu về môi trường mới, thiết lập mối quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia hoạt động để trở thành một nhân tố đắc lực dẫn đến thành công.

Sự thay đổi dù là khách quan hay chủ quan cũng là thứ không thể tránh khỏi trong cuộc sống cũng như công việc. Đôi lúc bạn có thể kiểm soát được nó nhưng trong một số trường hợp thì lại không. Cách duy nhất giúp bạn lúc này chính là sự THÍCH NGHI VỚI THAY ĐỔI, hãy xem đây là cơ hội để bạn tận dụng nắm bắt sự thay đổi để phát triển.

Khi bạn đã có được kỹ năng này, dù đặt bạn vào một nơi khốc liệt như thế nào, bạn cũng có thể thích nghi và thay đổi để làm nhân tố nổi bật trong đó.

Cách luyện tập kỹ năng tuyệt vời này:

  • Đừng căng thẳng hay khó chịu khi có sự thay đổi, thay vào đó hãy tập thích nghi với nó.
  • Hãy tập trung vào giá trị thay vì vào nỗi sợ hãi, ngại thay đổi.
  • Chấp nhận quá khứ, chiến đấu với hiện tại và tương lai của bạn.
  • Đừng trông đợi vào sự ổn định trong cuộc sống.

22.Kỹ năng chịu áp lực cao

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với vô vàn những áp lực đến từ nhiều phía, đây là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào trang thái căng thẳng, đôi khi bế tắc, nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và từ bỏ,…Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề này không quá khó như nhiều người vẫn tưởng.

Mỗi ngày mở mắt dậy, chúng ta đều thấy một núi công việc đang ngập đầu, một đống thứ phải giải quyết từ cuộc sống đến các mối quan hệ xung quanh và không thể làm hết việc trong ngày. Cứ như vậy theo sự chai lì, tất cả nhiệt huyết và năng lượng dành cho công việc tan biến.

Khả năng vượt qua áp lực công việc không phải tự nhiên mà có. Nó phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Vậy phải luyện tập kỹ năng chịu áp lực như thế nào để tạo nên sự hiểu quả và thành công?

  • Xác định mục tiêu trong công việc rõ ràng.
  • Bắt đầu mỗi ngày đi ra khỏi vùng an toàn.
  • Tạo thói quen luôn làm những việc thiết yếu để nó trở thành tự động hóa.
  • Đôi lúc phải biết tách mình ra khỏi cảm xúc.
  • Thư giãn để lấy lại năng lượng và cảm hứng.
  • Chủ động chia sẻ với đồng nghiệp và những người xung quanh.
  • Tư duy giải quyết vấn đề một cách quyết liệt.
  • ….

23.Kỹ năng kiên trì và nỗ lực

Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời, mọi thứ khó khăn sẽ ập đến đến mức khiến bạn muốn bỏ cuộc, buông xuôi ý định để thực hiện mục tiêu mà bản thân đề ra. Tuy nhiên, nếu bạn là một người dễ từ bỏ mục tiêu đề ra, bạn sẽ không bao giờ thành công được.

Những lúc như thế, bạn hãy nghĩ đến động cơ lúc bắt đầu để KIÊN TRÌ và NỖ LỰC vượt qua tất cả.

Kiên trì và nỗ lực không chỉ là kỹ năng, đó còn là thái độ sống. Càng nỗ lực càng thành công, càng kiên trì càng may mắn!

Bài tập cho sự kiên trì và nỗ lực:

  • Suy nghĩ thật kĩ trước khi bỏ cuộc.
  • Làm thế nào để giữ vững được động lực hay khơi dậy động lực một lần nữa?
  • Tìm ra điểm yếu của bản thân.
  • Học cách kiên nhẫn.
  • Tự khích lệ bản thân.
  • Đừng ngại học hỏi và chia sẻ với người khác.
  • Nắm bắt cơ hội và loại bỏ suy nghĩ không làm được và SỨC Ì lớn.

24.Kỹ năng đọc sách

Sách là nguồn tri thức của nhân loại. Ai trong chúng ta cũng có thể tự tin nói rằng mình có thể đọc sách. Nhưng kì thực, kỹ năng đọc sách không phải ai cũng làm tốt được.

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng: tại sao có người đọc cuốn sách trong khoảng một giờ nhưng vẫn nắm vững kiến thức, còn bạn dành cả tuần mà vẫn chưa hiểu hết cuốn sách đó chưa? Tất cả nằm ở kỹ năng đọc sách.

Để hình thành kỹ năng đọc sách, bạn nên áp dụng quy trình sau đây và luyện tập để tạo thành thói quen. Bạn sẽ có được kỹ năng đọc sách hiệu quả. Hãy tự thiết lập tâm thế như thế này khi đọc sách:

  • Tập trung cao độ.
  • Tinh thần thoải mái.
  • Đọc bằng mắt, bằng óc chứ không đọc bằng miệng.
  • Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều.
  • Hãy chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc.
  • Đọc với tốc độ phù hợp: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt.
  • Tập hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu chữ
  • Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách.
  • Ghi chép một cách khoa học những điều đã đọc

Phương pháp luyện tập kỹ năng đọc sách:

  1. Xác định mục đích đọc sách.
  2. Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách: Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: Tên cuốn sách, Tên tác giả, Tên nhà xuất bản, Năm xuất bản, Lần xuất bản. Đừng xem thường bước này. Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn rất nhiều.
  3. Xem mục lục.
  4. Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.
  5. Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.
  6. Đọc một vài đoạn.
  7. Đọc thực sự (đọc sâu)

25.Kỹ năng làm việc độc lập

Có người thích làm việc một mình, có người thì lại thích làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, cách tốt nhất là chúng ta có sự kết hợp giữa 2 kỹ năng này để có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.

Làm việc độc lập là một kỹ năng mà rất nhiều công ty đề cập đến trong tiêu chí tuyển dụng. Vấn đề không phải là bạn có thể giải quyết nhiều công việc cùng một lúc, mà quan trọng là bạn có biết cách vừa làm việc hòa đồng, vừa làm việc độc lập được hay không?

Để rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, bạn cần phải rèn luyện một số loại kỹ năng sau:

  • Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc.
  • Kỹ năng lập kế hoạch.
  • Kỹ năng làm nhiều công việc cùng một thời điểm.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Có tính kỷ luật trong công việc.
  • Linh hoạt và nhạy bén trong các trường hợp.
  • Kỹ năng thuyết phục trao đổi, thỏa hiệp.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân
  • Kỹ năng tập trung.
  • Không ngừng tìm tòi kiến thức.
  • ….

26.Kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc

Hầu hết mọi người trong chúng ta thường để cảm xúc của mình trôi đi, lúc buồn – lúc chán – lúc vui mà không hề hay biết rằng cảm xúc gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc.

Những lúc bạn không quản lý cảm xúc của mình một cách có nhận thức, não bộ sẽ chạy và chuyển cảm xúc của bạn thành nhiều trạng thái khác nhau. Nếu cứ để tình trang này tiếp diễn, nó sẽ khiến nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu. Việc này trả lời cho hỏi vì sao bạn ngủ đủ 8 tiếng một ngày, nhưng khi đi làm vẫn cảm thấy buồn ngủ. Hoặc những người khi bước vào công việc, thấy một núi việc thì cảm thấy chán và nản chí.

Cảm xúc của mỗi người là một hình thức trải nghiệm cơ bản về thái độ chúng ta đối với sự vật, hiện tượng, với người khác và với chính mình. Cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực, trong khi ai cũng luôn muốn có những cảm xúc tích cực thì cảm xúc tiêu cực lại chi phối ta nhiều hơn. Vậy làm thế nào để chi phối cảm xúc tiêu cực?

Hãy làm theo các bước sau:

  1. Đừng phản ứng vội khi có vấn đề gì đó phát sinh.
  2. Nhận định lại tình hình lúc vấn đề phát sinh như thế nào?
  3. Điều chỉnh trạng thái cơ thể.
  4. Hãy thay đổi sự chú ý đối với các cảm xúc tiêu cực.
  5. Thể hiện cơn nóng giận thích hợp.
  6. Cần 15 phút bình tĩnh.
  7. Hít thở sâu.
  8. Xuống giọng khi nói.
  9. Kết nối với những người lạc quan, yêu đời.
  10. Hãy cư xử với người khác như những gì họ mong muốn ở bạn.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay