Enter your keyword

post

Giám đốc điều hành: Vai trò, công việc, kỹ năng cần có

Giám đốc điều hành: Vai trò, công việc, kỹ năng cần có

Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các Giám đốc điều hành (CEO) chuyên nghiệp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là nhiều người vẫn chưa có cái nhìn rõ ràng về vai trò, nhiệm vụ, cũng như kỹ năng mà một CEO cần có. Điều đó cản trở việc phát triển đội ngũ lãnh đạo tinh nhuệ, có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam tiến xa trên trường quốc tế.

Giám đốc điều hành - CEO là gì?

Giám đốc điều hành – CEO là gì?

Giám đốc điều hành (CEO) là ai?

CEO là người điều hành cấp cao nhất có trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng. Họ quản lý hoạt động và nguồn lực, đồng thời đóng vai trò là đầu mối liên lạc chính giữa ban giám đốc và hoạt động của công ty.

Chức năng của Giám đốc điều hành

Người định hướng chiến lược

CEO chịu trách nhiệm thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Họ định hướng phát triển và đưa ra những mục tiêu lớn cho công ty. Từ đó dẫn dắt toàn bộ tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.

Người ra quyết định cuối cùng

Giám đốc điều hành là người đưa ra các quyết định quan trọng và cuối cùng trong công ty. Đặc biệt là những quyết định chiến lược về tài chính, đầu tư, phát triển sản phẩm mới, hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức. Vai trò này giúp doanh nghiệp duy trì sự tập trung và linh hoạt trước các biến đổi của thị trường.

Người quản lý và điều hành

CEO chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty. Họ đảm bảo mọi phòng ban, bộ phận hoạt động một cách hiệu quả và phối hợp với nhau. Họ cũng đảm bảo rằng công ty tuân thủ các quy trình, quy định và mục tiêu đã đặt ra.

Người đại diện công ty

CEO là gương mặt đại diện cho công ty trước các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và công chúng. Họ có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các mối quan hệ chiến lược với các đối tác kinh doanh, đồng thời xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Người lãnh đạo và phát triển nhân sự

CEO đóng vai trò là người lãnh đạo, truyền cảm hứng và động lực cho toàn bộ nhân viên. Họ phải đảm bảo rằng công ty có một môi trường làm việc tích cực, văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và chính sách phát triển nhân sự phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài.

CEO là người lãnh đạo nhân sự tài ba

CEO là người lãnh đạo nhân sự tài ba

Những công việc mà Giám đốc điều hành cần làm

Xây dựng và quản trị chiến lược phát triển 

Với vai trò là người điều hành doanh nghiệp, CEO chịu trách nhiệm thiết lập chiến lược dài hạn và hướng phát triển cho công ty. Họ cần đảm bảo rằng các quyết định kinh doanh đều phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu chiến lược đã đề ra. Một số chiến lược mà CEO cần vạch ra như sau:

  • Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể. Bao gồm phân tích thị trường, xác định vị trí cạnh tranh và lập kế hoạch tài chính.  
  • Chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty.
  • Định hình chiến lược marketing hiệu quả. Điều này nhằm quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu uy tín vững mạnh.  
  • Xác định chiến lược phát triển sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu thị trường và quản lý quy trình phát triển để đáp ứng kỳ vọng khách hàng.  
  • Thiết lập chiến lược phân phối, đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.  

Quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp

CEO sẽ có nhiệm vụ quản lý hoạt động của từng phòng ban, bộ phận. CEO sẽ cần điều phối nguồn lực hợp lý để tối ưu các mục tiêu vận hành. Để đạt được kết quả như mong muốn, CEO cần xây dựng cách thức quản trị doanh nghiệp. Và các quy trình giám sát phù hợp để giải quyết vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, CEO còn có những nhiệm vụ trong việc điều hành doanh nghiệp như sau:

  • Ra những quyết định để giải quyết vấn đề quan trọng như: đầu tư, mở rộng thị trường, tái cấu trúc tổ chức,…
  • Quản lý đội ngũ cấp cao. CEO cần xây dựng và phát triển một đội ngũ quản lý cấp cao mạnh mẽ, bao gồm các Giám đốc bộ phận (CFO, CMO, COO, CTO,…) để hỗ trợ trong việc điều hành các lĩnh vực cụ thể. Họ cũng đóng vai trò hướng dẫn, phát triển kỹ năng và truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo cấp dưới.

Quản trị tài chính 

CEO cần nắm vững kiến thức quản trị tài chính để xây dựng ngân sách và tối ưu chi phí cho hoạt động kinh doanh. Họ phải giám sát kỹ lưỡng, đánh giá tính hợp lý của các khoản chi và điều chỉnh kịp thời. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp.

Họ cần làm việc với CFO – Giám đốc tài chính cùng các cấp C – level để cùng đưa ra những chiến lược hiệu quả

=> Gợi ý cho bạn: Giám đốc tài chính là gì? Vai trò, nhiệm vụ, kỹ năng

Quản lý mảng Marketing và Kinh doanh

Giám đốc điều hành cần quản lý mảng kinh doanh – Marketing của tổ chức

Đối với hoạt động kinh doanh:

  • Xây dựng phương hướng phát triển các kênh kinh doanh cho doanh nghiệp 
  • Thiết lập, mở rộng và duy trì các mối quan hệ nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Đối với hoạt độgn Marketing:

  • Tham gia lập kế hoạch và xác định mục tiêu Marketing ngắn hạn, dài hạn. Đồng thời giám sát và đánh giá các kênh triển khai.
  • Chỉ đạo và thực hiện chiến lược Marketing. Giúp nâng cao thương hiệu và tăng cường vị thế doanh nghiệp trên thị trường
  • Chịu trách nhiệm cuối cùng về lợi nhuận, sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.

Quản lý mối quan hệ với cổ đông và nhà đầu tư 

CEO có nhiệm vụ giữ mối quan hệ chặt chẽ với cổ đông và nhà đầu tư. Và cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Đồng thời giải quyết các mối quan tâm của họ.

Đo lường, đánh giá, báo cáo

Giám đốc điều hành thực hiện đo lường, đánh giá và thực hiện báo cáo các nhiệm vụ chi tiết theo tuần, tháng, quý với Ban điều hành theo quy định của công ty. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn và phải phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban liên quan.

Quyền hạn của Giám đốc điều hành

Quyền hạn của Giám đốc điều hành thay đổi tùy theo quy mô, cấu trúc tổ chức và quy định cụ thể của công ty. CEO nắm quyền quyết định về hoạt động kinh doanh, đầu tư chiến lược và quản lý nhân sự.

Ngoài giám sát vận hành, họ còn là cố vấn quan trọng cho Chủ tịch và các cổ đông. CEO có quyền tuyển dụng, điều chuyển nhân viên dưới quyền, trừ các vị trí thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị. Điều này giúp CEO quản lý nguồn lực hiệu quả và xây dựng đội ngũ phù hợp.

CEO là người điều hành công ty

CEO là người điều hành công ty

Những yêu cầu cần có của giám đốc điều hành

Chuyên môn

Không nhất thiết phải có bằng cấp để trở thành CEO. Vì kinh nghiệm và thành tựu trong kinh doanh thường quan trọng hơn. Bằng đại học hoặc cao hơn về quản trị, tài chính, tiếp thị giúp CEO xây dựng kiến thức nền tảng.

Một số công ty yêu cầu CEO có bằng cấp cao để đáp ứng tiêu chuẩn doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo, quản lý, phân tích và giải quyết vấn đề vẫn quan trọng hơn. CEO cần không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng qua đào tạo, chứng chỉ và trải nghiệm thực tế. Trong kỷ nguyên công nghệ, CEO cần khả năng làm việc với dữ liệu lớn và phân tích thông minh. Thích ứng với công nghệ là yếu tố sống còn giúp CEO dẫn dắt thành công trong thời đại số.

Kinh nghiệm

Trở thành CEO trong một doanh nghiệp đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản trị. Cụ thể:

  • Ứng viên phải tốt nghiệp đại học các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, quản lý kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan. 
  • Có 4-5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. 
  • Am hiểu các kiến ​​thức kinh tế như marketing, tài chính, quản trị, nhân sự…

Kỹ năng

Để trở thành CEO chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện những phẩm chất quan trọng sau:

  • Tính kỷ luật giúp CEO xây dựng lòng tin và dẫn dắt đội ngũ làm việc hiệu quả theo định hướng chung.
  • Kiên nhẫn là yếu tố quyết định trong việc vượt qua thử thách và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
  • Trung thực tạo nên uy tín, giúp CEO xây dựng mối quan hệ vững chắc với nhân viên, đối tác và cổ đông.

Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành cần hội tụ những kỹ năng thiết yếu như sau:

  • Kỹ năng lãnh đạo giúp CEO giải quyết vấn đề nhanh chóng, biết cách trao quyền và trách nhiệm hiệu quả cho cấp dưới. .
  • Kỹ năng ra quyết định cho phép CEO đưa ra các giải pháp đúng đắn trong thời gian ngắn, giúp công ty giữ vững hướng đi.
  • Kỹ năng giao tiếp – thuyết trình giúp CEO truyền đạt tầm nhìn rõ ràng, thuyết phục nhân viên, đối tác và nhà đầu tư hiệu quả.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp CEO đối phó với những thách thức, tìm ra giải pháp sáng tạo, giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru.

Một số kỹ năng khác:

=> Gợi ý cho bạn: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 12 kỹ năng làm nên nhà lãnh đạo giỏi

CEO cần hội tụ phẩm chất, kỹ năng và chuyên môn

CEO cần hội tụ phẩm chất, kỹ năng và chuyên môn

Những thách thức của Giám đốc điều hành cần đối mặt

Giám đốc điều hành phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình lãnh đạo và quản lý. Một trong những thách thức lớn nhất là ra quyết định chiến lược. CEO phải lựa chọn hướng đi đúng đắn trong bối cảnh thị trường biến động và cạnh tranh khốc liệt. 

Quản lý nhân sự cũng là một vấn đề quan trọng. Điều này yêu cầu CEO cần biết cách tuyển dụng, duy trì động lực và gắn kết đội ngũ. CEO phải tìm cách giải quyết xung đột nội bộ và tạo ra môi trường làm việc tích cực. Đồng thời cân bằng giữa quyền lợi của nhân viên và lợi ích công ty.

CEO còn phải đối mặt với thách thức quản lý tài chính. Họ phải đảm bảo dòng tiền ổn định và sử dụng nguồn lực hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn kinh tế.

Cuối cùng, thích ứng với công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng trong Thời kỳ VUCA đòi hỏi CEO luôn phải cập nhật, đổi mới để duy trì sức cạnh tranh. Điều này đòi hỏi tư duy linh hoạt, khả năng học hỏi liên tục và sáng tạo trong quản lý.

Học kỹ năng để trở thành Giám đốc điều hành ở đâu?

Để trở thành một CEO chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện hàng ngày từ chuyên môn,kỹ năng và kinh nghiệm quản trị. Tuy nhiên, nếu bạn dành đến 10-20 năm để học hỏi thì sẽ rất lâu để đạt được vị trí này. Ngày nay, người trẻ đang dần dần tiến bộ hơn bao giờ hết. Hãy rút ngắn quy trình này một cách nhanh nhất bằng giải pháp được nhiều người lựa chọn. Đó là tham gia khóa học đào tạo kỹ năng của 1 giám đốc điều hành chuyên sâu.

Chúng tôi mong muốn đào tạo nên CEO chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp. Học viện Doanh nhân Vân Nguyên Edubiz đã xây dựng và triển khai nhiều khóa học về CEO dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý,…

Khóa học được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu về quản trị như: TS. Trần Quốc Việt, TS. Đỗ Tiến Long, chuyên gia cao cấp Phan Anh Lưu, Chuyên gia cao cấp Đoàn Hữu Cảnh…Chúng tôi đã đào tạo cho hơn 2000+ HỌC VIÊN là các nhà lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp tại Hà Nội. Đây sẽ là phương án đầu tư có lợi nhất dành cho bạn để tiến tới vị trí CEO trong tương lai gần.

Hãy liên hệ ngay với Vân Nguyên Edubiz để được tư vấn kỹ nhất.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay