Những lầm tưởng phổ biến về nghề lãnh đạo

Lãnh đạo, quản lý là tên gọi chung về nghề nghiệp của những người có chức vụ; có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương đến cơ sở. Từ trước đến nay, trong chúng ta vẫn luôn tồn tại những lầm tưởng về lãnh đạo. Những lầm tưởng này có thể gây cản trở sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực của lãnh đạo.

Bằng việc nhận biết được những lầm tưởng dưới đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chân dung một người lãnh đạo thực thụ.

Nhà lãnh đạo luôn chỉ biết ra mệnh lệnh

Mặc dù những người ở cương vị lãnh đạo luôn phải đưa ra các quyết định, họ không phải lúc nào cũng chỉ biết ra lệnh. Người lãnh đạo giỏi sẽ đưa ra mệnh lệnh vào thời điểm cần thiết nhất, ngoài những lúc như vậy, họ hiểu rằng điều quan trọng hơn là làm sao truyền cảm hứng và niềm tin để mọi người có thể ra quyết định đúng trong những tình huống cấp bách, không có người chỉ đạo. Người lãnh đạo chân chính không chăm chăm thu hết quyền lực vào tay mình, mà ngược lại sẽ chia sẻ trách nhiệm và tạo không gian để các thành viên khác có thể dẫn đầu.

Nhà lãnh đạo phải có tính cách ấn tượng

Nhiều nhà lãnh đạo được biết đến với những phát ngôn ấn tượng hay lối sống độc đáo của họ, tuy vậy điều đó không có nghĩa rằng người làm lãnh đạo nhất thiết phải có cá tính nổi bật. Thay vào đó, nhà lãnh đạo thực thụ cần có ý chí kiên định, năng lực truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng tới mọi người kể cả khi những nét tính cách này không khiến họ nổi bật giữa đám đông. Sẽ chẳng có ích gì khi lời nói của bạn có thể tạo dấu ấn trong lòng công chúng nhưng lại không thuyết phục được những đồng đội của mình.

Không thể học để trở thành lãnh đạo

Đây là quan niệm sai lầm thường thấy nhất: người lãnh đạo cần có tố chất bẩm sinh và có nhiều kinh nghiệm. Thực tế là, bên cạnh số ít những người sở hữu phẩm chất lãnh đạo thiên bẩm, có rất nhiều nhà lãnh đạo tài ba xuất thân hết sức bình thường, chính đối với hoàn cảnh khó khăn đã giúp họ thành công. Trong thế giới vừa cạnh tranh vừa hợp tác ngày nay, nếu bạn có một thái độ đúng, biết quan sát đời sống để nhận ra rằng nghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi sự kiên trì và linh hoạt hơn là cứng nhắc dựa vào kinh nghiệm và sự tự tin thái quá vào tố chất của bản thân, bạn chắc chắn có thể để trở thành một nhà lãnh đạo cừ khôi.

Nhà lãnh đạo cần biết mọi thứ và tham gia vào mọi việc

Như đã nói, kinh nghiệm chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong sự thành công của người làm lãnh đạo. Điều cần nhất ở một nhà lãnh đạo giỏi là tầm nhìn và định hướng chiến lược. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng phải luôn học hỏi từ người khác nếu không muốn bị tụt hậu. Làm lãnh đạo cũng không đồng nghĩa với việc tham gia vào mọi công việc lớn nhỏ của tổ chức; thay vào đó, họ chỉ tập trung vào đúng nhiệm vụ lãnh đạo của mình (đưa ra các quyết sách, chịu trách nhiệm với kết quả của cả tổ chức, v.v…), những việc còn lại sẽ giao cho đúng người để thực hiện.

Làm lãnh đạo không cần giỏi tiếng Anh vì có thể thuê người khác làm giúp

Thật là một suy nghĩ sai lầm! Mặc dù nhà lãnh đạo không cần phải giỏi mọi thứ, nhưng có những kỹ năng nhất định phải thông thạo, không nên phó mặc cho người khác. Ngoại ngữ là một trong những kỹ năng như vậy. Đặc biệt, trong thời đại giao lưu quốc tế ngày nay, nếu bạn không có trình độ tiếng Anh tốt, khi xử lí các công việc liên quan đến tiếng Anh luôn bị phụ thuộc vào trợ lí, hẳn là đã đến lúc bạn cần nghiêm túc đầu tư để cải thiện trình độ Anh ngữ của mình. Giao tiếp tiếng Anh thành thạo không những khiến người lãnh đạo luôn tự tin, tự chủ, mà còn cải thiện đáng kể hình ảnh của họ trong mắt đối tác nước ngoài.



    Yêu cầu gửi lịch học