Enter your keyword

post

7 bài học giá trị trong quản lý tài chính

7 bài học giá trị trong quản lý tài chính

Sau 6 năm rưỡi học MBA tại ĐH Pepperdine cùng với 7500 dòng excel ghi lại các khoản chi tiêu. Tôi đã rút ra được 7 bài học giá trị trong quản lý tài chính của mình. Và tôi muốn chia sẻ nó với tất cả các bạn – những ai luôn mong muốn tìm cách quản lý tài chính thông minh.

1. Ở ghép phòng trọ không giúp bạn tiết kiệm nhiều đâu

Trong 6 năm qua, tôi đã sống ở 6 nơi khác nhau tại khu vực miền Nam California với rất nhiều bạn cùng phòng trọ. Đúng là việc ở ghép với bạn cùng phòng giúp tôi được share tiền trọ cũng như một số chi phí cố định hàng tháng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có rất nhiều khoản chi phí phát sinh khiến tổng chi phí của tôi bị tăng lên rất nhiều. Chẳng hạn như tiền thuê người dọn vệ sinh hàng ngày vì khi ở nhiều người bạn sẽ không thể tự dọn dẹp phòng được, chi phí ăn nhà hàng tăng lên do nhiều bạn bè dẫn đến các mối quan hệ khác nhau, chi phí quà tặng cho bạn bè của tôi cũng tăng chóng mặt…

2. Có người yêu sẽ rất tốn kém

Bạn đã từng thử phân tích xem việc yêu đương sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc quản lý tài chính của mình chưa? Dưới đây là trường hợp của riêng tôi.

Khi còn độc thân, mỗi năm tôi dành khoảng 1000 USD cho việc mua quà tặng mọi người. Nhưng kể từ khi có người yêu, số tiền này đã tăng gấp 3 lần. Tất nhiên, tôi không phàn nàn vì số tiền mình bỏ ra cho bạn gái bởi đó là cần thiết. Nhưng có quá nhiều chi phí phát sinh khiến bạn cần phải cân nhắc về việc có người yêu.

Khi các bạn yêu nhau, bạn sẽ được mời đến hàng tá các buổi tiệc tùng, đám cưới, sinh nhật, tiệc thôi nôi… và dĩ nhiên, bạn sẽ phải đến mang theo những món quà. Năm 2010, tôi chỉ phải dành 765$ cho chi phí quà tặng thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên tới 3.600$ khi tôi có người yêu.

3. Nuôi chó mèo không tốn kém như bạn vẫn tưởng

Năm 2014, tôi nuôi một cô mèo vô cùng xinh xắn, đáng yêu và… biết điều. Con mèo của tôi khá sạch sẽ, tự đi vệ sinh bên ngoài và tôi không phải mua hộp cho nó đi vệ sinh. Chi phí nuôi mèo cả năm của tôi mất 312$. Một năm sau đó, tôi quyết định “tân trang” cho cô mèo yêu quý của mình hộp đựng thức ăn, chuồng và đi bác sĩ thú y. Tôi mất 1.375$ chi phí nuôi mèo năm 2015.

Mặc dù vậy, tôi nhận ra rằng sự khác biệt trong 1000 USD chi phí tăng lên cũng không đáng kể là bao khi bạn mang đến cho con vật cưng của mình những điều kiện tốt nhất và tìm được một người bạn thực sự.

4. Bảo hiểm “vàng” hay bảo hiểm “bạch kim” cũng đều là lừa đảo

Tự quản lý công ty là một điều không dễ dàng gì, nhất là khi hàng tháng thay vì nhận lương, bạn phải ký vào bảng lương để trả tiền cho những người khác. Không những thế, tôi còn phải tự trả tiền bảo hiểm của mình hàng tháng.

Là một người mắc chứng trầm cảm, tôi chọn cho mình gói bảo hiểm “vàng” với hi vọng sẽ nhận được nhiều hơn về lâu dài. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi chỉ nhận được 8.800 USD – ít hơn số tiền mà tôi đã bỏ ra (tôi đóng 3.500 USD tiền bảo hiểm – tương đương 10% thu nhập mỗi năm).

5. Đóng thuế theo năm đơn giản hơn bạn nghĩ

Nếu bạn không tin thì hãy cứ thử mà xem. Đừng đóng thuế hàng quý nữa mà hãy đóng theo mùa (năm). Việc bạn cần làm chỉ là sắp xếp lại toàn bộ sổ sách theo ngày tháng và phân loại; sau đó loại bỏ các mục không cần thiết và gửi cho kế toán.

6. Dù cơ hội chiến thắng mong manh nhưng hãy chơi xổ số

Mỗi người có quan điểm khác nhau về việc chơi xổ số nhưng với riêng tôi, tôi ở vị trí trung lập. Tôi chỉ chơi xổ số khi nào chắc chắn được khả năng thu lợi của mình lớn hơn chi phí mua vé. Mặc dù cơ hội chiến thắng là cực kì mong manh, nhưng bằng những phép toán, bạn có thể tính được khả năng chiến thắng của mình là bao nhiêu phần trăm.

Chẳng hạn, nếu bạn bỏ ra 1 đô la chơi xổ số 2 lần mỗi tuần, vị chi cả năm bạn mất khoảng 100 đô la. Con số này có làm bạn “thân bại danh liệt” nếu thua không? Câu trả lời dĩ nhiên là không, nó chẳng đáng kể gì. Nhưng nếu bạn thắng, nếu bạn trúng giải 1 triệu hay 1 tỷ đô thì sao? Tất nhiên, cuộc đời bạn sẽ hoàn toàn khác.

7. Đường càng ngọt, càng nguy hiểm!

Những con số nhảy nhót luôn thú vị và gây tò mò đối với các nhà quản lý tài chính. Nhưng bạn đừng bao giờ để mắc phải sai lầm, con số nào nhìn càng đẹp thì càng có vấn đề và bạn phải suy xét một cách cẩn thận.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay