Enter your keyword

post

Trợ lí giám đốc Marketing: Nhiệm vụ và yêu cầu công việc

Trợ lí giám đốc Marketing: Nhiệm vụ và yêu cầu công việc

Trợ lí giám đốc Marketing: Nhiệm vụ và yêu cầu công việc 

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp càng chú trọng đầu tư vào Marketing để nâng cao giá trị thương hiệu cũng như thúc đẩy doanh số. Chính vì lí do đó, ngành Marketing đang dần dần hot hơn bao giờ hết. Trong bộ phận truyền thông – tiếp thị, vị trí trợ lí giám đốc Marketing lại càng cần thiết hơn cả. Đây là mảnh đất màu mỡ để giúp Marketer được thử sức khám phá và trau dồi kỹ năng. Vậy vị trí này làm gì, vai trò với doanh nghiệp ra sao và có những yêu cầu gì? Hãy cùng Vân Nguyên Edubiz tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Trợ lí giám đốc Marketing là gì?

Trợ lí giám đốc Marketing là gì?

Trợ lí giám đốc Marketing là gì?

Trợ lí giám đốc Marketing (Marketing Assistant) là trợ thủ đắc lực với CMO và các nhà quản lý công việc tiếp thị. Họ sẽ đảm nhận công việc thu thập dữ liệu, lên chiến dịch tiếp thị và truyền thông nhằm phát triển kinh doanh.

Đồng thời, để hoàn thành tốt công việc, họ sẽ phối hợp với các phòng ban khác để triển khai kế hoạch Marketing và xử lý các vấn đề phát sinh trong dự án. 

Với môi trường được làm việc trực tiếp với nhà quản lý, Marketing Assistant là vị trí tiềm năng cho những người có sự cố gắng và mong muốn phát triển bản thân.

=> Tìm hiểu thêm: Giám đốc Marketing (CMO) là gì? Những điều cần biết về CMO

Chức năng của Trợ lí giám đốc Marketing

Chức năng của Trợ lí giám đốc Marketing

Chức năng của Trợ lí giám đốc Marketing

Hỗ trợ giám đốc trong việc xây dựng chiến lược Marketing

Trợ lí giám đốc Marketing sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược truyền thông, tiếp thị. Họ sẽ tham gia vào việc nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp các nhà quản lý nắm được những thông tin hữu ích để đưa ra các chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, Marketing Assistant còn đề xuất các ý tưởng mới lạ, sáng tạo nhằm xây dựng chiến lược hiệu quả và đột phá.

Đảm bảo thực hiện đúng định hướng thương hiệu

Một trong những chức năng quan trọng của Trợ lý giám đốc Marketing là duy trì và bảo vệ định hướng thương hiệu của công ty. Họ đảm bảo rằng mọi hoạt động, từ quảng cáo, truyền thông, đến nội dung trên các kênh trực tuyến, đều phù hợp với giá trị cốt lõi và hình ảnh mà thương hiệu hướng tới. Điều này giúp xây dựng lòng tin và nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Quản lý và tổ chức các dự án Marketing quan trọng

Họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý các dự án tiếp thị tại công ty. Từ giai đoạn lên kế hoạch đến triển khai và đánh giá kết quả. Họ đảm bảo mọi bộ phận liên quan đều hiểu rõ mục tiêu và thực hiện công việc đúng tiến độ. Với vai trò này, trợ lí CMO cần có kỹ năng quản lý dự án tốt để đảm bảo các chiến dịch đạt hiệu quả cao và tối ưu hóa nguồn lực.

Tạo cầu nối giữa các bộ phận để triển khai kế hoạch

Trợ lý giám đốc Marketing thường đóng vai trò là cầu nối giữa các phòng ban, như kinh doanh, truyền thông, và sản xuất, để đảm bảo kế hoạch Marketing được triển khai đồng bộ. Họ giải thích rõ ràng các yêu cầu và mục tiêu của chiến dịch để các bộ phận cùng phối hợp, tránh sai sót và chồng chéo trong công việc.

Phát triển và tối ưu hóa quy trình Marketing

Trợ lý giám đốc truyền thông không ngừng tìm kiếm cách cải thiện và tối ưu hóa quy trình làm việc trong các hoạt động Marketing. Họ sử dụng các công cụ hiện đại để đo lường hiệu quả công việc. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí, và cải thiện quy trình nội bộ.

Nhiệm vụ của Trợ lí giám đốc Marketing

Nhiệm vụ của Marketing Assistant

Nhiệm vụ của Marketing Assistant

Lên kế hoạch chi tiết cho các chiến dịch truyền thông

Dựa trên chiến lược tổng thể do giám đốc Marketing đề ra, Trợ lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho từng chiến dịch truyền thông. Họ xác định mục tiêu cụ thể, đối tượng khách hàng, insight khách hàng. Từ đó, đưa ra thông điệp truyền tải (key message), kênh triển khai, và thời gian thực hiện (timeline). Cuối cùng, họ sẽ tổng hợp các kết quả mà chiến dịch đạt được và rút ra bài học kinh nghiệp. Việc này giúp chiến dịch được tổ chức chặt chẽ và đạt hiệu quả cao.

Giám sát tiến độ và hiệu quả của các hoạt động Marketing

Trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch, Trợ lý giám đốc Marketing thường xuyên giám sát tiến độ công việc. Họ phải đảm bảo mọi hoạt động được triển khai đúng kế hoạch. Họ sử dụng các công cụ phân tích và báo cáo để đo lường hiệu quả. Từ đó, họ đề xuất điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết, nhằm tối ưu hóa kết quả đạt được.

Theo dõi xu hướng thị trường và đề xuất ý tưởng mới

Trợ lý giám đốc Marketing phải luôn cập nhật các xu hướng mới trên thị trường để đảm bảo chiến dịch Marketing không bị lỗi thời. Họ nghiên cứu hành vi khách hàng, phân tích sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và đề xuất những ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra và giữ vững lợi thế cạnh tranh.

Quản lý ngân sách và đảm bảo chi tiêu hợp lý

Trợ lý sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách cho các chiến dịch Marketing. Đồng thời theo dõi trong quá trình thực hiện và đảm bảo không vượt quá ngân sách được phê duyệt. Họ cũng phân tích hiệu quả của các khoản chi để đảm bảo rằng chi phí được sử dụng hợp lý và mang lại giá trị cao nhất cho công ty.

Báo cáo hiệu quả công việc và hỗ trợ giám đốc ra quyết định

Cuối cùng, Trợ lý giám đốc Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu và lập báo cáo chi tiết về kết quả của các chiến dịch. Họ phân tích số liệu, đánh giá những điểm mạnh và yếu của chiến dịch, từ đó cung cấp thông tin cần thiết giúp giám đốc Marketing đưa ra các quyết định chiến lược chính xác hơn trong tương lai.

Mô tả công việc chi tiết của Trợ lí giám đốc Marketing

Mô tả công việc của trợ lí giám đốc Marketing

Mô tả công việc của trợ lí giám đốc Marketing

Là một phần không thể thiếu trong mỗi dự án của doanh nghiệp, trợ lý Marketing cần phối hợp với các phòng ban, điều phối công việc trong quá trình thực hiện. Thường thì công việc của một Marketing Assistant đảm nhận sẽ gồm:

  • Hỗ trợ các nội dung content, sự kiện.
  • Đề xuất các chiến lược tiếp thị, phân tích thị trường, nhu cầu thị hiếu, tìm ra những giải pháp. Để từ đó, bạn đề xuất các cách giải quyết tối ưu hoá để đưa ra chiến lược phù hợp và hiệu quả với tình hình thị trường.
  • Xử lý các thông tin về ngân sách, tài chính cho hoạt động Marketing, thống kê tài chính, lập bảng báo cáo chi tiết cho dự án.
  • Hỗ trợ bộ phận Marketing, giám đốc/trưởng phòng Marketing xây dựng kế hoạch, triển khai các chiến dịch Marketing, truyền thông.
  • Nghiên cứu thị trường: Cùng quản lý Marketing khảo sát thị trường, ghi chú lại các lưu ý để tìm ra hướng phát triển mới cho dự án của mình.
  • Marketing Assistant còn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh trong dự án thay cho các cấp quản lý lúc vắng mặt.

Những yêu cầu cần có của Trợ lí giám đốc Marketing

Yêu cầu đối với vị trí Trợ lí CMO

Yêu cầu đối với vị trí Trợ lí CMO

Yêu cầu về chuyên môn

Trợ lí CMO sẽ phải là người có kiến thức vững chắc về Marketing. Điều này bao gồm: tiếp thị truyền thống và hiện đại. Cụ thể như tiếp thị tại điểm bán trực tiếp, truyền thông trên các phương tiện báo chí, tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội,…Ngoài kiến thức liên quan tới tiếp thị, họ cũng cần là người am hiểu về xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đặc biệt, nếu bạn là người biết cách phân tích thị trường sẽ là lợi thế lớn.

Bên cạnh chuyên môn, trợ lí giám đốc Marketing sẽ có yêu cầu về bằng cấp về truyền thông – tiếp thị. Đồng thời, họ cũng cần có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên trong lĩnh vực này.

Yêu cầu về kĩ năng

  • Kỹ năng giao tiếp và phối hợp: Với vai trò là một cầu nối quan trọng giữa các phòng ban và đối tác, Trợ lý giám đốc Marketing cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả. Họ cũng cần biết lắng nghe, xử lý thông tin và truyền đạt ý tưởng một cách mạch lạc.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian: Với khối lượng công việc lớn, Trợ lý cần khả năng tổ chức và quản lý thời gian xuất sắc. Điều này bao gồm lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và giám sát tiến độ để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng hạn.
  • Bên cạnh đó, họ cũng cần rèn luyện tư duy phân tích và giải quyết vấn đề. Trợ lý giám đốc Marketing thường xuyên đối mặt với các thách thức cần giải quyết nhanh chóng. Họ cần kỹ năng phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên thông tin thực tế, đồng thời phải có tư duy sáng tạo để đưa ra các giải pháp độc đáo.
  • Ngoài các kỹ năng làm việc độc lập, trợ lí CMO cần có thêm kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Họ sẽ cần biết cách xây dựng mối quan hệ trong doanh nghiệp. Đồng thời, biết cách tạo động lực và hỗ trợ đồng nghiệp để đạt được mục tiêu chung. 
  • Trợ lý giám đốc Marketing cần sử dụng thành thạo các công cụ phân tích như Google Analytics, các nền tảng quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads), phần mềm quản lý dự án và khách hàng (CRM). Ngoài ra, họ cũng cần rèn luyện kỹ năng cơ bản về Excel, PowerPoint và các công cụ phân tích dữ liệu là cần thiết.
  • Marketing là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo. Trợ lý cần có khả năng nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ và biết cách điều chỉnh linh hoạt khi chiến lược thay đổi hoặc gặp phải các trở ngại.
  • Ngoài ra, Marketing Assistant sẽ phải đối mặt với cường độ làm việc cao và đối mặt với các thời hạn chặt chẽ. Do đó, khả năng chịu áp lực và thích nghi nhanh với những thay đổi là rất quan trọng.

Cơ hội việc làm cho trợ lí giám đốc Marketing tại Việt Nam hiện nay

Cơ hội việc làm dành cho Marketing Assistant

Cơ hội việc làm dành cho Marketing Assistant

Cơ hội việc làm  

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp muốn phát triển thì đều cần có một bộ phận Marketing hoàn chỉnh. Chính vì vậy, với độ hot của ngành tiếp thị, vị trí Marketing Assistant luôn luôn rộng mở trên các trang tuyển dụng. 

Định hướng nghề nghiệp

Với cơ hội được làm việc trực tiếp với các CMO, quản lý Marketing, trợ lý sẽ có cơ hội được học hỏi nhiều kiến thức chuyên ngành quý giá. Bên cạnh đó, vị trí này luôn là sự lựa chọn công việc khởi đầu của các bạn mới bắt đầu với ngành Marketing.

Trong quá trình tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn.

Mất bao lâu để trở thành một Trợ lí Marketing giỏi?

Nếu muốn trở thành trợ lý Marketing giỏi, bạn nhất định phải có đầy đủ kỹ năng mềm, luôn cập nhật các xu hướng và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo.

Thông thường, để trở thành một marketing assistant chuyên nghiệp, bạn cần tích lũy kiến thức và kỹ năng khoảng 1-2 năm. Tuy nhiên, bạn hãy luôn chủ động học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian để trở thành trợ lí giỏi. 

Khó khăn trong ngành Trợ lí giám đốc Marketing là gì?

Khó khăn mà Trợ lí Giám đốc Marketing phải đối mặt

Khó khăn mà Trợ lí Giám đốc Marketing phải đối mặt

Tuy là một vị trí tiềm năng với nhiều cơ hội học hỏi và phát triển, Marketing Assistant cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực. Có thể kể đến như:

  • Người làm Marketing Assistant luôn phải căng não để tìm kiếm và tiếp nhận những thông tin mới nhất, xu hướng mới nhất trên thị trường. Đôi khi vì công việc quá bận rộn mà bạn không thể nghe ngóng thông tin để tạo trend kịp thời. 
  • Đôi khi công việc bị quá tải và bạn có thể phải làm việc 24/7, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, đặc biệt là khi bạn đã có gia đình.
  • Không phải lúc nào hiệu quả công việc cũng được như mong muốn hoặc là như yêu cầu cấp trên đặt ra.
  • Bạn cần phải đưa ra rất nhiều quyết định mang tính rủi ro trong khi bản thân lại chịu trách nhiệm lớn cho quyết định đó nên nếu không đủ tự tin hay liều lĩnh thì bạn có thể thấy mất hết động lực làm việc.
  • Công việc của Marketing Assistant vô cùng áp lực nên bạn cần có khả năng cân đối thời gian, dành riêng cho mình những giây phút nghỉ ngơi để không bị kiệt sức.

Như vậy, có thể thấy, Trợ lí giám đốc Marketing là một vị trí quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho giám đốc trong việc triển khai các chiến lược và quản lý hiệu quả các hoạt động tiếp thị. Với những nhiệm vụ đa dạng và đòi hỏi chuyên môn cao, người đảm nhận vai trò này không chỉ cần kiến thức sâu rộng mà còn cần kỹ năng làm việc nhóm, quản lý, và sáng tạo. Đây là cơ hội dành cho những ai đam mê Marketing và muốn phát triển trong môi trường năng động, thử thách.

Nếu bạn đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng, đồng thời có tinh thần cầu tiến, vị trí Trợ lí CMO chắc chắn sẽ là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của bạn.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay