Enter your keyword

post

15 tố chất lãnh đạo của một leadership tài năng

15 tố chất lãnh đạo của một leadership tài năng

Một nhà lãnh đạo được đánh giá là tài năng thông qua các tố chất lãnh đạo của anh ta như:  thái độ, sự tập trung và những giá trị tích lũy. Những người lãnh đạo tài năng luôn biết cách xoay sở tình thế và có những hướng phát triển công việc với tầm “nhìn xa trông rộng”. Họ biết được tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy và không ngại dấn thân vào một thế giới chuyển động không ngừng. Dưới đây là những tố chất mà một lãnh đạo tài năng luôn có.

Nhà lãnh đạo tài năng hiểu rõ nhóm làm việc của mình

Tiếp nhận thông tin và phản hồi

Phản hồi là công cụ giao tiếp hiệu quả và là tố chất đầu tiên mà một nhà lãnh đạo cần phải có. Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo bỏ qua việc phản hồi, đơn giản bởi vì họ không muốn nghe, chỉ muốn làm việc theo cách của họ và muốn tất cả mọi người làm theo họ. Về lâu dài, phương pháp làm việc nhóm không có lắng nghe này sẽ trở nên không hiệu quả. Các vấn đề nhóm sẽ phát sinh như tính đoàn kết thấp, hiệu quả kém, môi trường làm việc thiếu lành mạnh và ảnh hưởng đến uy tín cũng như năng lực của người lãnh đạo.

Nghe nhiều hơn nói

Không có ai học được bất cứ điều gì từ việc nói liên tục. Việc lắng nghe mang đến cho bạn một bức tranh toàn cảnh khi giải quyết vấn đề, giúp bạn đặt mọi thứ vào góc nhìn đầy đủ và chính xác.

Tập trung vào kết quả công việc

Điều quan trọng nhất mà bất kỳ người quản lý thành công nào cũng hướng đến đó là kết quả công việc. Họ quan tâm đến những con số đã hoạch định và nỗ lực tiếp cận những con số đó nhanh nhất có thể. Hay nói cách khác, người lãnh đạo giỏi làm việc giống như máy cắt tia laser có tiêu điểm. Trong khi đó, người quản lý kém coi mục tiêu công việc giống như bao cát. Họ đưa ra những lý do và chiến thuật để trì hoãn thời hạn hoàn thành công việc. Nếu người trưởng nhóm giỏi lan truyền được tinh thần làm việc hăng say đến toàn bộ nhóm của mình thì người trưởng nhóm tồi lại chia đều trách nhiệm đến các thành viên nhóm khi không đạt chỉ tiêu.

Tư duy logic

Tư duy logic là nền tảng của lý luận. Trong nghệ thuật lãnh đạo và quản lý, tư duy logic và lý luận thường yếu thế hơn trực giác và cảm tính. Nhưng khả năng suy luận và tư duy chiến lược mới là nền tảng tạo ra kết quả cao và thành công. Do đó, một người có tố chất lãnh đạo sẽ có tư duy logic vô cùng nhạy bén.

Tư duy khác biệt

Người có tố chất lãnh đạo luôn thách thức hiện trạng. Họ sẵn sàng phá vỡ trật tự tự nhiên của sự việc để tìm ra những cách mới mẻ và đột phá để giải quyết vấn đề. Và họ thành công vì luôn sẵn sàng đặt câu hỏi, dám phê bình và tạo ra sự thay đổi khi cần thiết để tiến lên phía trước.

Hiểu rõ về nhóm làm việc của mình

Cơ cấu nhóm và phân bổ công việc là nhiệm vụ quan trọng của các công ty phát triển. Do vậy, người lãnh đạo phải trở thành tinh thần của cả đội. Tinh thần của đội lên cao khi lãnh đạo biết đoàn kết mọi người. Mọi khó khăn cá nhân đều được người lãnh đạo chia sẻ. Một người lãnh đạo có tố chất tốt phải biết cách phân chia công việc để mọi người đều có cơ hội phát triển chuyên môn và thế mạnh của từng người.

Khen thưởng kịp thời

Cống hiến và công nhận, đây là nền tảng thu hút nhân tài và giữ người. Nếu bạn muốn những người giỏi vào đội của mình, hãy luôn đánh giá cao kết quả và nỗ lực của họ. Phần thưởng và những lời động viên khích lệ có thể biến những người làm việc xuất sắc trở thành một phần gắn bó của công ty, chứ không đơn thuần là người được trả công và ăn lương. Nếu bạn đề xuất tăng lương thành công cho nhóm hoặc cá nhân giỏi, bạn cũng sẽ được đánh giá cao. Điều này cho biết bạn có tinh thần xây dựng nhóm và đem lại tiếng nói cho nhóm.

Giao tiếp hiệu quả

Tố chất lãnh đạo và giao tiếp hiệu quả luôn đồng hành với nhau. Cho dù đối phương là người ở cấp bậc cao hơn hay là những người lãnh đạo tương lai đang cần nguồn cảm hứng để hành động, một nhà lãnh đạo không thể quản lý thành công mà thiếu đi khả năng giao tiếp hiệu quả.

Một phương pháp mà các nhà lãnh đạo thành công thường sử dụng là phương pháp 7C của Peter Economy: Clear, Consistent, Credible, Confident, Civil, Concise and Compassionate ( Tạm dịch: Rõ ràng, nhất quán, đáng tin cậy, tự tin, lễ độ, ngắn gọn và giàu lòng trắc ẩn)

Giàu trí tuệ cảm xúc

Nhà tâm lý học Daniel Goleman, tác giả của cuốn sách: “Lãnh đạo: Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc” chỉ ra rằng ở mọi cấp bậc, trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp hai lần IQ và các kỹ năng chuyên môn trong việc tạo ra kết quả vượt trội.

Trí tuệ cảm xúc là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà lãnh đạo tốt. Nếu không có nó, những người thông minh nhất, có kỹ năng và tham vọng nhất cũng không thể thành công khi lãnh đạo.

Linh hoạt điều phối công việc và thực hiện quy tắc

Không dễ để trở thành một người làm việc linh hoạt. Linh hoạt đồng nghĩa với sự nhạy bén, và hòa hợp giữa khách quan và chủ quan. Nói theo cách khác, khi làm việc linh hoạt, bạn phải sử dụng bộ não nhiều hơn để giải quyết các vấn đề nhanh – gấp, cân nhắc giữa việc phá bỏ các quy tắc và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến tình và lý nữa.

Luôn quyết đoán

Điều này có vẻ như mâu thuẫn với cách làm việc linh hoạt, tuy nhiên chúng lại không hề ảnh hưởng đến nhau. Quyết đoán là một tố chất quan trọng của một người lãnh đạo. Nếu bạn có ý kiến phản hồi và góp ý từ các nhân viên của mình, sau đó đưa ra quyết định dứt khoát, họ sẽ có niềm tin mạnh mẽ vào quyết định của bạn.

Sự quyết đoán của người quản lý cũng giúp nhân viên có định hướng công việc và làm việc tập trung hơn.

Khả năng trao quyền tự chủ

Một nghiên cứu của trường Đại học Penn State, Claremont McKenna chỉ ra rằng “nhà lãnh đạo trao quyền” là những người nuôi dưỡng niềm tin và tạo sự tự chủ trong công việc cho nhân viên, dẫn dắt nhóm đạt được nhiều thành công hơn và từng cá nhân làm việc hiệu quả hơn.

Lãnh đạo không phải là một vị trí quyền lực hay có đặc quyền. Trách nhiệm hàng đầu của họ là giúp đỡ và hướng dẫn người khác đạt được những gì họ mong muốn; chứ không phải là khiến người khác phục tùng những yêu cầu và công việc cá nhân.

Đưa ra những lời khuyên thẳng thắn

Abraham Lincoln từng nói: “Tôi không nhất định phải giành chiến thắng, nhưng tôi nhất định phải làm đúng. Tôi không nhất định phải thành công, nhưng tôi nhất định phải sống theo lý tưởng của mình.” Điều này có nghĩa là chúng ta không nên đánh đổi những gì chúng ta tin là đúng để trục lợi cho bản thân. Đó chính là sự trọn vẹn.

Một người có tố chất lãnh đạo luôn sống quên mình vì người khác. Họ sẵn sàng đưa ra những lời khuyên thằng thắn giúp để giúp người khác thay đổi, ngay cả khi lời khuyên họ đưa ra không phải là điều mà những người xung quanh, cấp trên muốn nghe.

Giàu lòng trắc ẩn

Lòng trung thành của nhân viên luôn bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ tích cực trong công việc nhiều hơn là tiền lương hàng tháng. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên. Do đó, các nhà lãnh đạo có thể tạo ra những nhân viên trung thành chỉ bằng cách quan tâm đến cấp dưới của mình.

Không ngừng học hỏi

Albert Einstein, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất giới tin rằng: “Sự phát triển của trí tuệ bắt đầu từ khi bạn sinh ra và chỉ dừng lại khi bạn chết đi.”

Học hỏi suốt đời là một trong những đức tính quan trọng nhất của nhà lãnh đạo tuyệt vời. Khả năng thách thức những giả định hiện tại và rút ra bài học từ sự thành công hay thất bại của bản thân hay những người khác là nền tảng cho sự tiến bộ.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay