Enter your keyword

post

Giám đốc nhân sự là gì? Những điều bạn cần biết về CHRO

Giám đốc nhân sự là gì? Những điều bạn cần biết về CHRO

Nội Dung

Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc hành chính nhân sự là gì?

Giám đốc hành chính nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự (CHRO) là người đứng đầu bộ phận nhân sự. Họ có chức năng điều hành các hoạt động nhân sự, quản trị nguồn nhân lực và văn hoá của một tổ chức.

CHRO là từ viết tắt của Chief Human Resources Officer.

Giám đốc nhân sự có trách nhiệm đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng là người xây dựng các chương trình đào tạo nhân sự, các chính sách liên quan đến nhân sự và thu hút, giữ chân nhân tài.

Bên cạnh đó, CHRO là một lãnh đạo cấp cao, họ cũng sẽ có vai trò đóng góp ý kiến xây dựng doanh nghiệp.

Chức năng của Giám đốc nhân sự

Vai trò của CHRO

Vai trò của CHRO

Giám đốc nhân sự là nhân tố đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng và duy trì nguồn lực con người – yếu tố then chốt tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Họ không chỉ là người quản lý các công việc hành chính – nhân sự mà còn là người lãnh đạo đội nhóm vì sự phát triển nhân lực và giải quyết các vấn đề nội bộ một cách hiệu quả. Cụ thể:

Trong công việc hành chính – nhân sự 

Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động hành chính liên quan đến nhân sự. Bao gồm:

  • Quản lý hồ sơ nhân viên. Lưu trữ và cập nhật thông tin nhân sự, đảm bảo tính minh bạch và đầy đủ.
  • Xây dựng chính sách nhân sự. Soạn thảo, điều chỉnh và triển khai các quy định, nội quy lao động phù hợp với luật pháp hiện hành.
  • Giám sát quy trình tuyển dụng. Đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra chuyên nghiệp, chọn được nhân tài phù hợp với văn hóa và mục tiêu công ty.
  • Kiểm soát lương thưởng. Quản lý quỹ lương, đảm bảo sự công bằng và tạo động lực cho nhân viên.

Trong việc phát triển nguồn nhân lực

Một trong những vai trò quan trọng của CHRO đó là thúc đẩy sự phát triển chất lượng của đội ngũ nhân sự. Vai trò này được thể hiện qua các công việc sau:

  • Xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo bài bản dành cho nhân viên và các lãnh đạo, nhà quản lý. Điều này giúp mỗi cá nhân được nâng cao kỹ năng, đáp ứng yêu cầu công việc và khuyến khích nhân viên phát triển năng lực.
  • Định hướng phát triển sự nghiệp cho nhân sự. Mỗi nhân viên sẽ có tiềm năng phát triển khác nhau. Một CHRO giỏi sẽ biết cách nhìn nhận năng lực của nhân sự và tạo cơ hội thăng tiến.
  • Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên bằng cách đưa bảng đánh giá năng lực và KPI dành cho từng phòng ban. 
  • Xây dựng văn hóa học hỏi để mỗi nhân viên đều cùng nhau phát triển.

Trong các công việc nội bộ khác

Ngoài các vai trò chính, Giám đốc nhân sự còn đảm nhiệm nhiều công việc nội bộ để đảm bảo sự ổn định và phát triển của tổ chức:

  • Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ, đảm bảo môi trường làm việc hòa thuận và tích cực.
  • Dẫn dắt các hoạt động xây dựng giá trị cốt lõi. Gắn kết nhân viên với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
  • Đóng vai trò cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên. Cung cấp thông tin và tư vấn chiến lược liên quan đến nhân sự.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật lao động, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tài chính.

Nhiệm vụ của Giám đốc nhân sự

Nhiệm vụ của Giám đốc hành chính nhân sự

Nhiệm vụ của Giám đốc hành chính nhân sự

Điều hành các công việc liên quan tới hành chính – nhân sự

Với vai trò là người đứng đầu bộ phận Nhân sự, CHRO sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo đội ngũ nhân viên HR phát triển vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ là người đưa ra các chiến lược, kế hoạch quản lý. Nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. CHRO là người giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm cuối cùng về các công việc trong bộ phận nhân sự. 

Giám đốc nhân sự cũng đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập các quy trình, chính sách phù hợp và hỗ trợ đội ngũ nhân viên phát huy năng lực. Họ còn là người tạo ra các tài liệu hướng dẫn phát triển kỹ năng cho nhân viên. Đồng thời có trách nhiệm thu hút và giữ chân nhân tài.

Họ có nhiệm vụ đưa ra những quyết định cuối cùng về vấn đề nhân sự như:

  • Tuyển dụng và thay đổi cơ cấu nhân sự;
  • Xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu công ty,..

Là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động

CHRO là trung gian đảm bảo quyền lợi giữa người lao động và ban quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình vận hành, mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo không thể không xảy ra mâu thuẫn. Trong tình huống phát sinh này, CHRO cần đóng vai trò là người hòa giải và đưa ra những phân tích để đôi bên cùng hiểu rõ. Để làm tốt điều này, họ cùng ban lãnh đạo xây dựng hệ thống lương thưởng và các chế độ đãi ngộ để thúc đẩy năng suất công việc của người lao động.

Xây dựng các chương trình đào tạo 

Việc huấn luyện và đào tạo nhân viên theo định kỳ là điều cần thiết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp. Nhân viên sẽ cần được đào tạo về kiến thức, chuyên môn và kỹ năng để nâng cao trình độ. Điều này đòi hỏi CHRO cần phải linh hoạt khi xây dựng các khóa học được giảng dạy bài bản và đồng bộ. Việc đào tạo không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh mà còn giúp họ tin tưởng và gắn bó lâu dài. 

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi quyết định đến việc nhân sự có gắn bó lâu dài hay không. Đây được coi như nền tảng để doanh nghiệp phát triển. Nhiệm vụ của họ là xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, nơi mọi người được đối xử bình đẳng, thân thiện. Bởi người lao động luôn đòi hỏi môi trường làm việc năng động cởi mở và sáng tạo. Giám đốc nhân sự là người thúc đẩy hoạt động văn hoá của doanh nghiệp để gắn kết mọi người lại thành một tập thể đoàn kết.

Phối hợp với các bộ phận khác trong công việc

CHRO không hoạt động độc lập mà thường xuyên phối hợp với các bộ phận khác để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ sẽ là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên, đảm bảo sự đồng thuận trong tổ chức. CHRO sẽ hỗ trợ các phòng ban trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự. Họ cần đảm bảo sự liên kết giữa chiến lược nhân sự và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Mô tả công việc của Giám đốc nhân sự

Mô tả công việc chi tiết của CHRO

Mô tả công việc chi tiết của CHRO

Công việc mà 1 CHRO cần phải làm là gì? Không phải ai cũng nắm rõ những công việc của giám đốc nhân sự. Vì vậy, Vân Nguyên Edubiz đã tham khảo các trang tuyển dụng uy tín và tổng hợp ngắn gọn nội dung mô tả chi tiết công việc của CHRO như sau:

  • Chịu trách nhiệm về hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Phối hợp với những phòng ban liên quan tuyển dụng những vị trí trong phòng ban đó. Đồng thời đảm bảo hoạt động tuyển dụng diễn ra thuận lợi cho từng bộ phận.
  • Tổ chức hoạt động đào tạo nhân sự mới.
  • Tiến hành sắp xếp, phân bổ và tổng hợp số liệu về hoạt động tuyển dụng để báo cáo với cấp trên.
  • Phát hiện những vấn đề đang tồn đọng và đưa ra hướng giải quyết.
  • Đề xuất hoạt động tuyển dụng cũng như bổ nhiệm nhân sự trong doanh nghiệp,
  • Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Quyền hạn của Giám đốc nhân sự

Quyền hạn của CHRO

Quyền hạn của CHRO

Quyền hạn trong công việc chuyên môn

Đối với các công việc hành chính – nhân sự, CHRO có quyền hạn như sau:

  • Hoạch định kế hoạch, chiến lược nhân sự trong tổng thể công ty. Và trình bày kế hoạch đó với ban quản trị, chủ sở hữu của công ty.
  • Sắp xếp, phân tích các số liệu liên quan đến nhân sự để đưa ra quyết định đối với nhân sự đó.

Quyền hạn trong quản lý nhân sự

Đối với chức năng quản lý nhân sự, CHRO sẽ có quyền hạn như sau:

  • Đánh giá năng lực của nhân sự, tỷ lệ phục vụ của nhân sự đối với hoạt động của công ty.
  • Có quyền tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tìm kiếm nguồn nhân sự phù hợp với nhu cầu của công ty.
  • Đề xuất việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự, thành lập phòng ban với ban quản trị, chủ sở hữu công ty để phù hợp với xu thế kinh doanh.

Quyền hạn đối với các công việc của bộ phận khác

Đối với các phòng ban khác, CHRO sẽ có quyền hạn cụ thể:

  • Có quyền điều hành, quản lý các phòng ban trong bộ phận nhân sự của công ty, quản lý đội nhóm có liên quan đến bộ phận nhân sự đó.
  • Hợp tác với các chuyên viên trong bộ phận để tiến hành tốt các nhiệm vụ phân tích, đánh giá các vấn đề chuyên môn liên quan.

Những yêu cầu dành cho vị trí Giám đốc nhân sự

Yêu cầu dành cho vị trí giám đốc nhân sự

Yêu cầu dành cho vị trí giám đốc nhân sự

Vị trí Giám đốc nhân sự (CHRO) không chỉ đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm quản lý mà còn cần sở hữu những kỹ năng mềm vượt trội để dẫn dắt bộ phận nhân sự và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn

  • Am hiểu về công việc quản trị nhân sự. Nắm vững các lĩnh vực như tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, và phát triển tổ chức.
  • Nắm rõ về luật lao động. Nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm và các chính sách phúc lợi.
  • Kiến thức về chiến lược kinh doanh. Hiểu rõ mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp để đảm bảo chiến lược nhân sự phù hợp và hiệu quả.
  • Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Có khả năng định hướng và phát triển văn hóa tổ chức gắn kết, chuyên nghiệp.
  • Kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo nhân sự để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Yêu cầu về kinh nghiệm quản lý

  • Tối thiểu 5-10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nhân sự, đặc biệt là ở vị trí quản lý cấp cao.
  • Trải qua việc lãnh đạo đội nhóm lớn, ưu tiên những người có kinh nghiệm quản lý nhân sự trong các tổ chức đa ngành hoặc quốc tế.
  • Có thành tích cụ thể trong việc tối ưu hóa hệ thống nhân sự, phát triển đội ngũ kế thừa hoặc giải quyết các vấn đề nhân sự phức tạp.

Kỹ năng mà Giám đốc nhân sự cần có

Kỹ năng mà một nhà quản lý nhân sự cần có

Kỹ năng mà một nhà quản lý nhân sự cần có

Kỹ năng lãnh đạo

Đối với một nhà lãnh đạo, kỹ năng này là điều cần có đầu tiên. CHRO cần là một người quản lý tài ba để truyền cảm hứng và định hướng cho đội ngũ nhân viên. Họ cần xây dựng môi trường làm việc tích cực. Gúp đội nhóm phát huy tối đa năng lực và thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 12 kỹ năng làm nên nhà lãnh đạo giỏi

Kỹ năng giao tiếp và trình bày ý tưởng

Một Giám đốc nhân sự giỏi cần có khả năng giao tiếp mạch lạc trình bày ý tưởng rõ ràng. Họ phải truyền tải chiến lược, chính sách nhân sự tới ban lãnh đạo, nhân viên và các phòng ban liên quan một cách dễ hiểu và thuyết phục. Bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe tích cực giúp họ hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của các bên, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên nghiệp

Trong công việc, Giám đốc nhân sự thường xuyên đối mặt với các vấn đề phức tạp như xung đột nội bộ, thay đổi cơ cấu tổ chức hay khủng hoảng nhân sự. Họ cần khả năng phân tích nhạy bén để nhận diện nguyên nhân cốt lõi và đưa ra các giải pháp linh hoạt, hiệu quả. Từ đó, đảm bảo ổn định và phát triển bền vững cho tổ chức.

=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 6 bước giúp bạn giải quyết vấn đề

Kỹ năng ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng

Khả năng ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng là yếu tố không thể thiếu đối với một Giám đốc nhân sự. Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động và nội bộ doanh nghiệp, họ cần dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm để đưa ra các quyết định phù hợp, giúp giải quyết kịp thời những thách thức mà tổ chức đang đối mặt.

Khả năng thuyết phục 

Là một nhà quản trị nhân sự, CHRO cần biết cách thuyết phục nhân viên khéo léo. Họ phải tạo được sự đồng thuận và ủng hộ từ ban lãnh đạo, nhân viên và các phòng ban khác. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong việc triển khai các chính sách mới hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức.

Quản trị rủi ro hiệu quả

CHRO cần xây dựng các phương án để giảm thiểu rủi ro về nhân sự. Việc này bao gồm tuân thủ pháp luật lao động đến việc quản lý xung đột trong nội bộ. Nếu giám đốc nhân sự biết quản trị rủi ro, sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn các thách thức, làm giảm thiệt hại và tạo sự ổn định cho tổ chức.

Tư duy chiến lược và khả năng thích ứng

Là một nhà lãnh đạo, đồng thời là nhà quản trị, CHRO cần có tư duy chiến lược để định hướng và xây dựng kế hoạch nhân sự phù hợp với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, khả năng thích ứng linh hoạt với những thay đổi trong môi trường kinh doanh và thị trường lao động giúp họ nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để tối ưu hiệu quả và duy trì lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

Lộ trình để trở thành Giám đốc nhân sự

Lộ trình để trở thành giám đốc nhân sự chuyên nghiệp

Lộ trình để trở thành giám đốc nhân sự chuyên nghiệp

Với vị trí CHRO, bạn sẽ cần đủ 3 yếu tố KIẾN THỨC – KINH NGHIỆM – TRẢI NGHIỆM. Hành trình trở thành giám đốc sẽ nhân sự sẽ không dễ dàng nếu bạn không cố gắng ngay từ những bước đầu tiên. Để đạt được ước mơ này, bạn sẽ cần trau dồi từ vị trí nhỏ nhất:

  • Nhân viên hành chính – nhân sự là vị trí khởi đầu. Tập trung quản lý hồ sơ, hợp đồng và hỗ trợ tuyển dụng.
  • Chuyên viên nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý lương, phúc lợi và chế độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên.
  • Trưởng nhóm nhân sự quản lý nhóm nhỏ. Họ điều phối công việc hiệu quả và đảm bảo các hoạt động nhân sự diễn ra suôn sẻ.
  • Trưởng phòng nhân sự chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các mảng nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng, và quan hệ lao động.
  • Giám đốc nhân sự cấp khu vực quản lý nhân sự quy mô lớn. Họ điều phối hoạt động tại khu vực hoặc các quốc gia khác nhau.
  • Giám đốc nhân sự hoạch định chiến lược, phát triển văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo nhân sự đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển.

Cơ hội và thách thức với Giám đốc nhân sự

Cơ hội và thách thức với Giám đốc nhân sự

Cơ hội và thách thức với Giám đốc nhân sự

Cơ hội với CHRO

Khi bạn đã ở vị trí CHRO, sẽ có rất nhiều cơ hội được mở ra. Tiêu biểu nhất trong số đó, có thể kể đến:

  • CHRO có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Họ có cơ hội trở thành một phần quan trọng trong ban lãnh đạo.
  • Giám đốc nhân sự là người định hình văn hóa. Với vai trò tạo nên môi trường làm việc tích cực, khuyến khích đổi mới và sáng tạo.
  • Thời đại chuyển đổi số mở ra cơ hội cho giám đốc nhân sự chuyên nghiệp ứng dụng các công cụ quản lý nhân sự tiên tiến. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất.
  • Với vai trò là cầu nối giữa nhân viên và lãnh đạo, CHRO có thể xây dựng đội ngũ mạnh mẽ và thúc đẩy sự gắn bó lâu dài của nhân viên.

Thách thức với CHRO

Tuy nhiên, trong quá trình doanh nghiệp vận hành sẽ không tránh khỏi vấn đề. Là 1 CHRO, bạn sẽ phải đối mặt với các thách thức sau:

  • Luôn cân nhắc để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi của nhân viên.
  • Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về hiệu quả nhân sự. Điều này đòi hỏi họ phải luôn đưa ra các chiến lược tối ưu trong mọi tình huống.
  • Trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, CHRO phải đảm bảo tổ chức thích ứng linh hoạt mà không làm mất đi sự ổn định nội bộ.
  • Với thị trường lao động cạnh tranh, CHRO phải liên tục đổi mới cách tiếp cận để thu hút và giữ chân nhân viên xuất sắc. Đồng thời xây dựng đội ngũ kế thừa vững mạnh.
  • Những thay đổi trong luật lao động và chính sách xã hội có thể đặt ra thách thức lớn nếu doanh nghiệp không kịp thời thích ứng.

Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức trong kỷ nguyên số nhưng vị trí giám đốc nhân sự đang được nhiều doanh nghiệp săn đón. Để trở thành 1 CHRO, hãy nắm rõ chức năng,  nhiệm vụ và công việc để có lộ trình phát triển rõ ràng. Bạn cũng cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng lãnh đạo để trở thành một giám đốc nhân sự chuyên nghiệp trong tương lai!

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay