Giám đốc tài chính – CFO là gì?

Một doanh nghiệp có chiến lược phát triển và đang kinh doanh thành công vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và dẫn đến phá sản nếu không có một CFO tốt.

Có không ít trường hợp, Tổng giám đốc/Giám đốc, Hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực trạng tài chính của Doanh nghiệp mình, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp,…thì trở tay không kịp.

Vậy CFO là gì? Tại sao giám đốc tài chính lại quan trọng đến vậy?

CFO là gì? Tầm quan trọng của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp

Đối với các công ty lớn (công ty cổ phần), chủ sở hữu tương đối độc lập với Ban quản trị. Do vậy, CFO ( Chief Finance Officer) – Giám đốc tài chính là người quản lý, đại diện về lợi ích cho chủ sở hữu, nắm giữ dòng tiền của doanh nghiệp nhằm thực hiện các quyết định kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trong sơ đồ tổ chức, CFO có vị trí quản lý ngang với các giám đốc (trưởng phòng, ban, bộ phận) chức năng như: marketing, kinh doanh, nhân sự, sản xuất.

Sơ đồ tổ chức tài chính trong doanh nghiệp
Sơ đồ tổ chức tài chính trong doanh nghiệp

Yêu cầu và nhiệm vụ của Giám đốc tài chính

Do là người quản lý, đại diện về lợi ích cho chủ sở hữu. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu một CFO phải có các tố chất sau đây:

  1. Đúng chuyên môn, nghiệp vụ.
  2. Bảo mật về thông tin trong phạm vi không bắt buộc công bố.
  3. Thẳng thắn, khách quan và trung thực trong xử lý công việc.
  4. Minh bạch về báo cáo.
  5. Hài hòa về lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện.

Và đảm nhận các nhiệm vụ sau:

  1. Xây dựng chiến lược tài chính cho Công ty.
  2. Hoạch định tài chính ngắn, trung và dài hạn đáp ứng cho mục tiêu và chiến lược phát triển của Công ty.
  3. Phối hợp với các bộ phận xây dựng, bổ sung các quy trình cần thiết trong quản lý tài chính công ty.
  4. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và tỷ số tài chính phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty trên các mặt: hiệu quả hoạt động kinh doanh; hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn của công ty .
  5. Xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư phát triển hệ thống; xác định nhu cầu vốn đầu tư dài hạn, vốn lưu động và nguồn tài trợ cho nhu cầu trên.
  6. Quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng được nhu cầu tài chính phục vụ mục tiêu và chiến lược phát triển Công ty .
  7. Kiểm soát các nghiệp vụ tài chính hàng ngày, quản lý dòng tiền và giám sát quy trình lập và trình bày các báo cáo tài chính theo đúng Quy chế tài chính của Công ty và quy định pháp luật về kế toán tài chính.
  8. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro và hệ thống giám sát và cảnh báo rủi ro cho Ban giám đốc công ty .
  9. Cùng các bộ phận phân tích và cảnh báo các xu hướng vận động của từng dòng sản phẩm và đưa ra chiến lược thay đổi, cải tiến cho từng dòng sản phẩm hàng tháng.
  10. Rà soát và xây dựng hệ thống các báo cáo quản trị nhằm đề xuất các giải pháp kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty .

Chính vì nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, một giám đốc tài chính cần không ngừng trang bị và nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. Đồng thời, liên tục cập nhật kiến thức để nắm bắt kịp thời các thay đổi về quản trị tài chính.

Nên học CFO ở đâu?

Một CFO thường bắt đầu từ một chuyên viên phân tích tài chính, sau đó trở thành chuyên viên hoạch định tài chính và cuối cùng trở thành giám đốc tài chính.

Một chuyên viên phân tích tài chính được đào tạo bài bản là người tốt nghiệp ngành học liên quan đến tài chính như: Quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán, kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, những chuyên viên phân tích tài chính này thường nặng lý thuyết. Để trở thành chuyên nghiệp, một CFO tương lai cần phải liên tục thực hành và được thu nạp các kinh nghiệm thực tiễn.

Tham gia các hội nhóm về tài chính, các group Facebook hoặc đăng ký cho mình một khóa học là một cách nhanh để cập kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Trong thời kì mà thời gian quý như vàng thì việc học ở các lớp tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian. Hiện nay, có rất nhiều khóa học CFO tại Hà NộiNhưng chất lượng hiệu quả phải kể đến khoá học giám đốc tài chính chuyên nghiệp tại Vân Nguyên.

Khóa đào tạo CFO chuyên nghiệp tại Vân Nguyên có gì?

Khóa học CFO tại Học viện doanh nhân Vân Nguyên Edubiz được xây dựng từ các chuyên đề đào tạo quản trị doanh nghiệp theo thông tư liên tịch số 05/2019/TT-BKHDT do Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Sở KH&ĐT Hà Nội cùng các chuyên gia, giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, học vị cao tốt nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài thiết kế và tổ chức.

Đây là khóa học giám đốc tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và anh chị em làm nghề tài chính nâng cao năng lực chuyên môn. Đồng thời nắm bắt các thay đổi về quản trị tài chính trong thời kỳ hội nhập mới, áp dụng thực tế, tránh rủi ro, sai sót tại doanh nghiệp mình.

Khóa học trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp cho các cấp Lãnh đạo, nhà quản trị tài chính ở 04 khía cạnh:

Sau khi kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng nhận theo chuyên đề của Sở KH&ĐT Hà Nội và chứng nhận cuối khóa của Vân Nguyên Edubiz.



    Yêu cầu gửi lịch học