Hoạch định kế nghiệp đừng đi theo những lối mòn này
Hoạch định kế nghiệp (HĐKN) có mối quan hệ với những hoạt động quản lý nhân tài khác. Và một khi bạn đã làm sai, bạn không thể làm lại, do đó, tốt hơn hết bạn nên trang bị cho mình khả năng nhận diện đâu là những lời đồn đại dẫn đến sai sót trong quá trình HĐKN. Sau đây là cẩm nang sinh tồn giúp bạn tránh những cái bẫy giăng ra.
Điều gì làm được trong quá khứ có thể áp dụng cho tương lai?
Bạn cho rằng nếu người tiền nhiệm đã làm rất tốt công việc, tại sao lại không tìm một người kế nghiệp có tính cách và phong cách lãnh đạo giống y hệt để có thể tiếp tục giữ vững kết quả tốt? Trên thực tế, bạn không tuyển người kế nghiệp cho hiện tại, mà là cho tương lai. Chính vì thế, bạn cần khảo sát yếu tố trọng yếu đối với nhu cầu trong hiện tại và tương lai – bộ kỹ năng, chuyên môn và tính cách – để xây dựng hồ sơ người kế nhiệm phù hợp với tình hình kinh doanh mới.
Hoạch định kế nghiệp nên là một hoạt động bí mật, chỉ có nhân sự và cấp điều hành biết và thực hiện.
Như đã đề cập trong phần thảo luận về giai đoạn quản lý, triển khai kế hoạch kế nghiệp không phải là công việc cá nhân. Hơn thế nữa, mọi việc sẽ càng tồi tệ hơn khi các nhân viên tiềm năng không biết bản thân tiến bộ đến đâu, dẫn đến họ cảm thấy chán nản và giảm niềm tin vào chương trình. Tính minh bạch trong thông tin rất quan trọng đối với các “Tiềm năng” để họ có thể chủ động theo dõi và quản lý quá trình học tập, phát triển của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng hệ thống quản lý nguồn nhân lực để lưu trữ thông tin quan trọng của các “Tiềm năng”, tiến độ phát triển và thành tựu cá nhân.
Hoạch định kế hoạch là phát triển theo chiều dọc.
Phát triển theo chiều dọc là một cách gọi khác của “thăng tiến”. Chắc chắn khi nhắc đến HĐKN, thăng tiến là điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của bất kỳ ai. Thế nhưng, có nhiều nhân viên tài năng cho dù là trụ cột trong công ty bạn lại không có nhu cầu thăng tiến. Và bạn nên có nhiều nhân tài thay vì vị trí trống. Trong trường hợp này, phát triển theo chiều ngang nên được chú ý đến. Bạn cần nhận thấy dù những nhân viên này không được thăng cấp, nhưng họ vẫn rất quan trọng đối với doanh nghiệp và việc của bạn là gìn giữ và phát triển họ thành nhân viên xuất sắc ở vị trí hiện tại, hoặc hơn thế nữa, thành huấn luyện viên, người cố vấn giỏi cho các “Tiềm năng” khác đang tham gia HĐKN.
Sau tất cả, HĐKN không phải là một nốt nhạc đơn lẻ hay một bài hát, mà là một bản hòa tấu. Tất cả nghệ sĩ cần sự hài hòa để có thể chơi một khúc nhạc thật du dương. Đây không phải là tiết mục solo, mà là màn phối hợp từ nhiều hoạt động quản lý nhân tài, từ tuyển dụng, quản lý và gìn giữ. Nếu đánh sai một nốt, bạn có thể làm hỏng cả bản nhạc, nên bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng.
Trong môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi như thế này, rất khó để nói giữ chân nhân tài thách thức hơn thu hút nhân tài. HĐKN nếu được vận hành đúng cách, sẽ là yếu tố quan trọng với các nhân tài khi lựa chọn nơi để gắn bó. Kế hoạch kế nghiệp chứng tỏ tầm nhìn của cấp lãnh đạo và sự quan tâm đến tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp – con người. Áp dụng hoạch định kế nghiệp và biến nó trở thành vũ khí bất bại của bạn để chiếm phần lợi thế đáng kể trong cuộc chiến nhân tài.