Enter your keyword

post

Kỹ năng quản lý cảm xúc: 5 cách hiệu quả cho nhà lãnh đạo

Kỹ năng quản lý cảm xúc: 5 cách hiệu quả cho nhà lãnh đạo

“Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác, bởi vì bạn có thể giành chiến thắng, nhưng hậu quả là bạn chắc chắn sẽ mất đi người đó trong suốt cuộc đời của bạn.” – W. Shakespeare

Nếu bạn không biết kiểm soát cảm xúc của mình, bạn sẽ rất khó đạt được thành công. Mỗi người đều có cảm xúc, suy nghĩ riêng. Họ cũng biết vui khi được khen thưởng, tự ái khi bị chê bai. Là một lãnh đạo giỏi, bạn cần giỏi kỹ năng quản lý cảm xúc hơn ai hết!

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng kiểm soát, điều chỉnh và cân bằng cảm xúc bản thân thông qua nhiều phương diện khác nhau. Mục đích là giúp mỗi người hành xử đúng mực, đưa ra quyết định sáng suốt và giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa. Nhờ đó, phát triển tốt các mối quan hệ xung quanh, nhất là trong công việc lẫn cuộc sống. 

Ý nghĩa của kỹ năng quản lý cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc tốt giúp bạn giữ cân bằng trong công việc và cuộc sống

Kiểm soát cảm xúc tốt giúp bạn giữ cân bằng trong công việc và cuộc sống

Kỹ năng quản lý cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp cá nhân giữ được sự cân bằng trong cuộc sống cũng như công việc. 

Trong cuộc sống, khả năng kiểm soát cảm xúc giúp mỗi người:

  • Duy trì các mối quan hệ bền vững
  • Đồng cảm và tránh được những xung đột không đáng có.

Người có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt thường có tinh thần lạc quan, dễ thích nghi, và tự tin vượt qua khó khăn.

Trong công việc, kỹ năng này đặc biệt quan trọng với nhà lãnh đạo. Quản lý cảm xúc giúp họ:

  • Giữ bình tĩnh trước áp lực,
  • Tạo dựng môi trường làm việc tích cực. 

Nhà lãnh đạo biết cách điều chỉnh cảm xúc sẽ tạo được lòng tin, sự tôn trọng từ nhân viên. Đồng thời thúc đẩy tinh thần đồng đội và hiệu suất làm việc. Hơn nữa, việc kiểm soát cảm xúc tốt giúp họ giải quyết xung đột một cách khéo léo. Duy trì được sự hòa hợp và gắn kết trong đội ngũ.

=> Gợi ý cho bạn: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 6 bước giúp bạn giải quyết vấn đề

Biểu hiện của người có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt

Biểu hiện của người kiểm soát cảm xúc tốt

Biểu hiện của người kiểm soát cảm xúc tốt

Hành động nhiều hơn lời nói

Hành động nhiều hơn sẽ dễ dàng chiếm được thiện cảm của người khác hơn việc bạn nói nhiều nhưng không chịu thực hiện. Điều này sẽ chứng tỏ bạn là người biết kiểm soát cảm xúc tốt, nhắm đến hiệu quả cuối cùng. Nhờ đó, tăng cơ hội thăng tiến và nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên.

Điềm tĩnh quan sát

Người có kỹ năng tốt thường không để những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng quá mức. Họ sẽ không phản ứng thái quá, tức giận vô cớ hay hành động bốc đồng. Họ giữ bình tĩnh và tập trung vào việc tìm giải pháp phù hợp cho mọi tình huống.

Luôn tự nhận thức và kiểm điểm bản thân

Họ sẽ luôn có cái nhìn khách quan với bản thân. Họ sẽ tự kiểm điểm bản thân sau khi mắc lỗi hoặc có một vấn đề tiêu cực nào đó. Thông qua đó, họ luôn tự rút kinh nghiệm và tìm ra giải pháp tốt hơn để giải quyết.

Biết lắng nghe và đồng cảm với người khác

Khi đã kiểm soát cảm xúc tốt, họ sẽ biết cách lắng nghe, đồng cảm với cảm xúc của người xung quanh. Đồng thời, họ cũng là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Bằng cách đặt mình vào vị trí người đó để thấu hiểu những trạng thái tâm lý, cảm xúc mà họ đang trải qua. Điều này giúp tạo ra một môi trường tương tác tích cực, duy trì những mối quan hệ lành mạnh, bền vững.

=> Gợi ý cho bạn: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 kỹ năng vàng giúp giao tiếp hiệu quả

Hệ quả khi nhà lãnh đạo không quản lý được cảm xúc

Hệ quả khi nhà lãnh đạo không quản lý được cảm xúc

Hệ quả khi nhà lãnh đạo không quản lý được cảm xúc

Gây ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin với nhân viên

Khi nhà lãnh đạo luôn làm việc theo cảm xúc, đặc biệt là khi tức giận hoặc thất vọng, nhân viên có thể mất lòng tin và cảm thấy không được tôn trọng. Bởi trong lúc cáu giận, bạn sẽ khó có thể kiểm soát ngôn từ mà mình nói ra. Dẫn đến một hình ảnh nhà lãnh đạo luôn gây tác động tiêu cực lên tinh thần toàn đội.

Ví dụ như: Nếu một nhà lãnh đạo phản ứng gay gắt với nhân viên trong cuộc họp sẽ làm cho mọi người cảm thấy không an toàn và khó chịu. Từ đó làm giảm sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo. Nhân viên có thể ngại chia sẻ ý tưởng hoặc phản hồi do sợ bị phê phán.

Giảm hiệu suất công việc

Khi để cảm xúc chi phối, nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định vội vàng. Từ đó dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Trong một tình huống khủng hoảng, một nhà lãnh đạo bị căng thẳng có thể đưa ra các quyết định thiếu lý trí như yêu cầu làm thêm giờ hoặc thay đổi chiến lược mà không tính đến hậu quả. Rất dễ gây ra sự mệt mỏi cho nhân viên và làm giảm chất lượng công việc.

Làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột

Nhà lãnh đạo không kiểm soát được cảm xúc có thể vô tình gây ra mâu thuẫn trong nhóm. Hoặc trở thành nguyên nhân làm gia tăng xung đột nội bộ. Những phản ứng tiêu cực như giận dữ, phê phán nặng nề sẽ khiến nhân viên có xu hướng phòng thủ và chỉ trích lẫn nhau.

Ví dụ có thể kể đến như: Khi một dự án không đạt kết quả như mong muốn, thay vì bình tĩnh phân tích nguyên nhân, nhà lãnh đạo tỏ thái độ thất vọng và trách móc cá nhân cụ thể. Điều này không chỉ làm tổn thương tinh thần của người bị chỉ trích mà còn gây ra bầu không khí căng thẳng cho cả team.

Tạo ra hình ảnh tiêu cực Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là điều cốt lõi để duy trì sự ổn định trong quản trị nhân sự. Đừng để “một con sâu làm rầu nồi canh” chỉ vì sự thiếu kiểm soát trong cảm xúc của người đứng đầu

Nếu nhà lãnh đạo thường xuyên phản ứng gay gắt hoặc không kiềm chế cảm xúc khi có sự cố, nhân viên có thể chia sẻ trải nghiệm này với đồng nghiệp hoặc mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín công ty. Việc tuyển dụng cũng trở nên khó khăn hơn khi người ngoài nhìn nhận môi trường làm việc là tiêu cực.

Gây ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của tổ chức

Nhà lãnh đạo thiếu khả năng quản lý cảm xúc sẽ khó tạo ra môi trường làm việc tích cực. Một môi trường mà nhân viên cảm thấy động viên và khích lệ. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự gắn kết của nhân viên. Tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng nghỉ việc cao và khó giữ chân nhân tài.

Họ sẽ cảm thấy bị áp lực và thiếu động lực để cống hiến lâu dài. Nhân viên có thể tìm kiếm môi trường làm việc mới, ổn định và tích cực hơn. Từ đó,  gây tổn thất nhân sự và ảnh hưởng đến hiệu suất chung của công ty.

5 cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả

5 cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả

5 cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi bộc lộ cảm xúc 

Khi một nhân viên mắc lỗi, thay vì phản ứng ngay lập tức và chỉ trích, nhà lãnh đạo có thể dừng lại vài giây để suy nghĩ. Một câu hỏi nhỏ tự nhắc bản thân có thể là: “Cảm xúc của mình lúc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến người khác?” hoặc “Điều gì là quan trọng hơn: sửa lỗi này hay tạo động lực cho nhân viên cải thiện?”

Rèn luyện sự tự tin

Tự tin giúp một người luôn trong tâm thế sẵn sàng để đương đầu với mọi thử thách, tình huống. Bằng cách đứng trước gương và tự nói chuyện với chính mình, tham gia năng nổ vào những cuộc giao tiếp lành mạnh với những người xung quanh. Chỉ có thực hành mới giúp chúng ta rèn luyện mọi thứ nhanh nhất.

Làm chủ suy nghĩ

Khi đứng trước một thử thách lớn như báo cáo doanh thu không đạt mục tiêu, thay vì nghĩ “Mình đã thất bại”, bạn có thể thay đổi suy nghĩ thành “Đây là cơ hội để cải thiện và tìm ra nguyên nhân.”

Điều này giúp mỗi người có những góc nhìn khách quan và tích cực hơn với mọi việc trong cuộc sống. Các hành động của chúng ta sẽ không bị chi phối bởi cảm xúc.

Thực hành Thiền

Thực hành chánh niệm (Mindfulness) giúp mỗi người tập trung vào giây phút hiện tại, không để những suy nghĩ về quá khứ hay lo lắng cho tương lai chi phối. Khi thực hành chánh niệm, chúng ta học cách chấp nhận và quan sát mọi cảm xúc mà mình trải qua. Thay vì phản ứng ngay lập tức hay tự phán xét. Điều này giúp mỗi người cảm nhận cảm xúc một cách bình thản và không thành kiến.

Hãy tập viết ra cảm xúc của mình

Đây là một cách hiệu quả để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Khi ghi lại suy nghĩ và cảm xúc mỗi ngày, chúng ta có thể nhận diện, hiểu rõ nguyên nhân của cảm xúc và giải tỏa căng thẳng. Viết ra những điều bận tâm giúp tâm trí nhẹ nhõm hơn. Bạn sẽ có không gian riêng tư để tự nhìn nhận bản thân. Đồng thời, những trang nhật ký còn là “dấu mốc” cho sự phát triển cá nhân. Khi đọc lại, ta sẽ nhận ra những tiến bộ của mình qua thời gian.

Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

  • Hãy kiên nhẫn rèn luyện, không nên quá vội vàng. Quản lý cảm xúc là một kỹ năng cần thời gian để hình thành, không thể thay đổi ngay lập tức.
  • Không nên giấu giếm cảm xúc và kìm nén quá mức. Hãy cho phép bản thân cảm nhận và bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh thay vì kìm nén.
  • Tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia khi bạn không thể kiềm chế. Khi cảm xúc vượt quá khả năng kiểm soát, chuyên gia sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn.
  • Không nên ép buộc bản thân kiểm soát quá đà. Nếu bạn kiểm soát quá mức dễ dẫn đến áp lực và căng thẳng không đáng có.

Kỹ năng quản lý cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo xử lý tốt các tình huống. Duy trì mối quan hệ tích cực và phát triển bền vững trong công việc lẫn cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn, tự nhận thức và không nên quá ép buộc bản thân. Việc luyện tập kiên nhẫn, không kìm nén cảm xúc một cách cực đoan và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết giúp nhà điều hành cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc một cách lành mạnh. Quản lý cảm xúc không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển cá nhân và khả năng lãnh đạo hiệu quả.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay