Phó giám đốc sản xuất: Nhiệm vụ, Quyền hạn và Công việc
Phó giám đốc sản xuất là ai?
Phó giám đốc sản xuất là một vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức hoặc công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Người đảm nhận vai trò này có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc Sản xuất trong việc quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng và đáp ứng tiến độ.
Vai trò của phó giám đốc sản xuất đối với doanh nghiệp
Quản lý hệ thống sản xuất
Phó giám đốc điều hành sản xuất sẽ có vai trò theo dõi, giám sát và tối ưu hóa các quy trình sản xuất để đảm bảo chúng vận hành hiệu quả.
Họ sẽ hỗ trợ xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết, phối hợp với các phòng ban để đảm bảo nguyên vật liệu, nhân lực và thiết bị sẵn sàng.
Bên cạnh đó, họ sẽ cần đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của công ty và tuân thủ các quy định liên quan.
Quản lý hệ thống điều hành
Vai trò này tập trung vào việc giám sát và tối ưu hóa các quy trình, công nghệ, và tài nguyên sản xuất. Nhiệm vụ chính bao gồm:
- Xây dựng và duy trì quy trình vận hành hiệu quả,
- Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng,
- Quản lý đội ngũ nhân sự, và sử dụng công cụ hiện đại để nâng cao hiệu suất.
Vai trò này đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, tối ưu hóa chi phí và hỗ trợ đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Những công tác khác
Ngoài những công việc liên quan tới chuyên môn sản xuất, vị trí này còn đảm nhận một số vai trò sau:
- Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên sản xuất. Đồng thời duy trì môi trường làm việc an toàn và tích cực.
- Đề xuất và triển khai các giải pháp cải tiến nhằm giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Báo cáo thường xuyên với Giám đốc Sản xuất và ban lãnh đạo về tiến độ sản xuất, các vấn đề phát sinh và giải pháp khắc phục.
Nhiệm vụ của phó giám đốc sản xuất
Lập kế hoạch, tổ chức hoạt động sản xuất
Họ sẽ xây dựng các kế hoạch chi tiết định kỳ theo từng giai đoạn. Điều này giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, phó giám đốc phụ trách sản xuất cũng cần phân bố nguồn lực như nhân sự, thiết bị, nguyên liệu hợp lý. Mục dích để tối ưu hiệu quả và thích ứng linh hoạt khi thị trưởng thay đổi.
Điều hành lệnh sản xuất
Họ tổ chức triển khai các lệnh sản xuất theo kế hoạch đã phê duyệt. Sau đó, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất để đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi xảy ra sự cố, họ nhanh chóng xử lý để giảm thiểu gián đoạn. Đảm bảo quá trình cung ứng diễn ra liên tục.
Quản lý hệ thống quản lý chất lượng
Phó Giám đốc Sản xuất xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng (ISO, GMP, HACCP). Giúp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi xuất xưởng. Họ tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ nhằm phát hiện và khắc phục các lỗi trong quy trình sản xuất.
Quản lý máy móc, trang thiết bị
Họ lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc để đảm bảo hoạt động ổn định. Đồng thời, họ đề xuất đầu tư, nâng cấp thiết bị khi cần thiết để cải thiện năng suất. Và giám sát việc sử dụng thiết bị để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Họ tham gia tuyển dụng nhân sự, đảm bảo lựa chọn đúng người phù hợp với yêu cầu công việc. Họ tổ chức đào tạo để nâng cao kỹ năng của nhân viên. Nhằm xây dựng đội ngũ kế thừa và tạo môi trường làm việc hiệu quả. Giúp góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Phó giám đốc sản xuất có những quyền hạn gì?
Quyền quản lý và điều hành hoạt động sản xuất
Trong quá trình vận hành sản xuất, phó giám đốc sẽ có quyền được chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
Đồng thời, họ cũng có quyền được tham gia vào việc lập, điều chỉnh kế hoạch sản xuất với tình hình thực tế. Và phân công công việc và bố trí nguồn lực sản xuất.
Quyền ra quyết định trong phạm vi được phân công
Với vai trò là người trợ thủ cho giám đốc sản xuất, phó giám đốc sẽ có quyền phê duyệt hoặc đề xuất các giải pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Thêm vào đó, thực hiện các biện pháp khắc phục khi phát sinh sự cố trong sản xuất.
Ngoài ra, họ có quyền được quyết định sử dụng các nguồn lực nội bộ. Điều này sẽ giải quyết các vấn đề sản xuất (nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu).
Quyền giám sát và đánh giá
Với quyền hạn này, họ sẽ theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên sản xuất. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, hoặc luân chuyển nhân sự dựa trên hiệu suất làm việc.
Quyền phối hợp với các phòng ban khác
Với trọng trách là quản lý cấp cao, phó giám đốc sản xuất sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn làm việc với bộ phận kế hoạch để đảm bảo tiến độ đơn hàng.
Ngoài ra, họ cũng phối hợp với bộ phận kỹ thuật để cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Và liên lạc với bộ phận mua hàng để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định.
Quyền trong việc cải tiến và đầu tư
Họ có quyền được đề xuất các dự án đầu tư vào máy móc, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất. Tham gia vào việc đánh giá và triển khai các giải pháp kỹ thuật mới trong sản xuất.
Quyền quản lý chi phí sản xuất
Đây là quyền quan trọng của vị trí này. Cụ thể, theo dõi và kiểm soát chi phí sản xuất để đảm bảo đạt được các mục tiêu tài chính. Đề xuất các biện pháp cắt giảm chi phí không cần thiết mà vẫn duy trì chất lượng sản phẩm.
Quyền đại diện và báo cáo
Họ sẽ là người đại diện bộ phận sản xuất báo cáo với giám đốc hoặc ban lãnh đạo về tình hình sản xuất. Tham gia các cuộc họp chiến lược và đóng góp ý kiến về phát triển sản xuất.
Quyền đào tạo và phát triển nhân sự
Phó giám đốc sản xuất sẽ là người tổ chức hoặc đề xuất các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của nhân viên. Từ đó. xây dựng đội ngũ kế thừa và quản lý năng lực nhân sự trong bộ phận.
Mô tả công việc phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc điều hành sản xuất sẽ đảm nhiệm các công việc:
- Thiết lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất ý kiến cho giám đốc cho các hoạt động sản xuất: kế hoạch sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất, lao động,…
- Phối hợp cùng các phòng ban khác trong doanh nghiệp để triển khai sản xuất các sản phẩm theo quy trình và dây chuyền.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra và thực hiện các giải pháp tức thời khi xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất.
- Báo cáo tiến độ của quy trình sản xuất sản phẩm cho giám đốc và các cấp lãnh đạo.
Những yêu cầu đối với phó giám đốc sản xuất
Chuyên môn
Đối với trình độ học vấn, phó giám đốc phải các bằng cấp liên quan đến kỹ thuật, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực. Các bằng cấp này thường phải ở mức cử nhân trở lên. Nếu sở hữu bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ thì cơ hội thăng chức sẽ dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm
Về kinh nghiệm, phó giám đốc phải từng đảm nhiệm các công việc thực thi và quản lý trong ít nhất 3-5 năm để hiểu rõ mọi khâu trong quy trình của phòng ban.
Những kỹ năng mà phó giám đốc sản xuất cần có
Kỹ năng lãnh đạo
Phó giám đốc cần có khả năng tư duy chiến lược để vạch ra những kế hoạch công việc và quản trị nhân sự. Cụ thể, gồm việc định hướng, khích lệ và xây dựng tinh thần làm việc cho toàn bộ đội ngũ sản xuất.
Quan trọng hơn, họ cần đưa ra các quyết định kịp thời. Và đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ.
Đồng thời họ cần linh hoạt điều chỉnh phương pháp lãnh đạo để phù hợp với từng nhóm nhân sự và tình huống cụ thể.
=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 12 kỹ năng làm nên nhà lãnh đạo giỏi
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình thuần thục
Ở vị trí này, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Đây sẽ là chìa khóa giúp phó giám đốc sản xuất thể hiện năng lực lãnh đạo trong việc truyền tải thông tin tới nhân viên, đối tác và cấp trên. Nó giúp họ tự tin thăng tiến lên những vị trí cao hơn trong tương lai gần.
=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 kỹ năng vàng giúp giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh gọn
Vị trí này đòi hỏi cần khả năng phân tích tình huống một cách logic và nhanh chóng đưa ra giải pháp hiệu quả. Họ phải xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong sản xuất bằng kỹ năng giải quyết vấn đề. Mục đích nhằm đảm bảo tiến độ công việc không bị gián đoạn.
Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng
Trong môi trường sản xuất áp lực cao, Phó giám đốc phải ra quyết định kịp thời và chính xác. Đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp. Kỹ năng quyết định của họ phải dựa trên dữ liệu, kinh nghiệm và đánh giá toàn diện để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Kỹ năng thuyết phục
Với vai trò lãnh đạo, Phó Giám đốc cần thuyết phục được cấp trên, đồng nghiệp, và nhân viên về các ý tưởng, kế hoạch hoặc thay đổi trong sản xuất. Kỹ năng thuyết phục giúp họ truyền đạt thông điệp rõ ràng. Từ đó, tạo sự đồng thuận và thúc đẩy đội ngũ thực hiện mục tiêu chung.
Kỹ năng quản trị rủi ro
Phó Giám đốc Sản xuất phải nhận diện và biết cách dự đoán rủi ro nhanh nhạy trong quá trình sản xuất, từ vấn đề kỹ thuật, nhân sự đến sự biến động thị trường. Họ xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Và đề ra phương án đối phó giảm thiểu tác động tiêu cực khi gặp biến cố.
Một số tư duy, kỹ năng khác
Ngoài các kỹ năng trên, Phó Giám đốc cần tư duy chiến lược để hoạch định và định hướng sản xuất dài hạn. Họ cần kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm và khả năng chịu áp lực cao. Những kỹ năng này giúp họ điều hành hoạt động sản xuất một cách toàn diện và bền vững.
Mức lương của phó giám đốc sản xuất mới nhất
Theo các trang tuyển dụng, lương Phó Giám đốc Sản xuất tại Việt Nam dao động từ 30-50 triệu đồng mỗi tháng. Điều này thể hiện cơ hội nghề nghiệp và thu nhập trong lĩnh vực này rất tiềm năng. Một phần lí do ở việc nhiều doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng nhà máy.
Những lưu ý với vị trí phó giám đốc sản xuất
Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm
Phó Giám đốc Sản xuất cần nắm rõ phạm vi trách nhiệm, bao gồm:
- Quản lý toàn bộ quy trình sản xuất,
- Đảm bảo chất lượng, tiến độ
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Đồng thời, hỗ trợ cấp trên và phối hợp hiệu quả với phòng ban khác.
Khả năng cân bằng giữa chất lượng và năng suất
Họ sẽ cần đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng là nhiệm vụ ưu tiên. Tuy nhiên cũng cần tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu lãng phí. Điều này đòi hỏi sự khéo léo trong việc cân đối các yếu tố nguồn lực, thời gian và chi phí.
Kỹ năng lãnh đạo và phối hợp đội nhóm
Phó Giám đốc cần xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, gắn kết nhân sự trong bộ phận. Họ phải lắng nghe ý kiến của nhân viên, giải quyết các xung đột một cách công bằng và khuyến khích tinh thần làm việc nhóm.
Luôn sẵn sàng đối mặt với áp lực
Trong vai trò lãnh đạo, Phó Giám đốc Sản xuất thường xuyên phải làm việc dưới áp lực lớn từ tiến độ sản xuất, chất lượng thành phẩm, và sự cạnh tranh thị trường. Sự bình tĩnh và khả năng xử lý áp lực là yếu tố quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Theo dõi xu hướng công nghệ và cải tiến sản xuất
Công nghệ và thị trường luôn thay đổi, vì vậy Phó Giám đốc cần cập nhật các xu hướng mới, như tự động hóa hoặc quản lý sản xuất bằng công nghệ số. Việc này giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và cải thiện hiệu suất.
Đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ quy định pháp luật
Phó Giám đốc Sản xuất cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn lao động trong nhà máy. Đồng thời, đảm bảo các hoạt động sản xuất tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật, tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Khả năng thích nghi và xử lý khủng hoảng
Các tình huống bất ngờ như sự cố máy móc, thiếu nguyên liệu, biến động đơn hàng luôn có thể xảy ra. Họ phải nhanh chóng giải quyết kịp thời để duy trì hoạt động sản xuất ổn định.
Phát triển đội ngũ kế thừa
Phó Giám đốc Sản xuất đào tạo nhân sự kế thừa, đảm bảo ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Vị trí này yêu cầu chuyên môn cao, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và khả năng xử lý áp lực tốt. Họ đóng vai trò then chốt, nâng cao hiệu quả sản xuất và vị thế doanh nghiệp trên thị trường.