Enter your keyword

post

Kỹ năng quản trị rủi ro: Những cách rèn luyện hiệu quả

Kỹ năng quản trị rủi ro: Những cách rèn luyện hiệu quả

Đối với mỗi cá nhân và doanh nghiệp, việc quản trị rủi ro tốt là vô cùng quan trọng. Hiểu và rèn luyện kỹ năng này giúp chúng ta chủ động ứng phó với những tình huống không mong muốn. Từ đó giảm thiểu thiệt hại và tối ưu hóa cơ hội. Để rèn luyện kỹ năng quản trị rủi ro hiệu quả, bạn cần phương pháp nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về kỹ năng quản trị rủi ro Từ khái niệm, tầm quan trọng, đến các bước và tiêu chuẩn để áp dụng hiệu quả.

Kỹ năng quản trị rủi ro: Những cách rèn luyện hiệu quả

Kỹ năng quản trị rủi ro: Những cách rèn luyện hiệu quả

Kỹ năng quản trị rủi ro là gì?

Rủi ro là khả năng xảy ra sự kiện không mong muốn, gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu đến mục tiêu.  Nó có thể xuất hiện từ nhiều nguồn trong cuộc sống. Nó tác động đến nhiều khía cạnh trong đời thường lẫn kinh doanh.

Kỹ năng quản trị rủi ro là khả năng nhận diện, đánh giá và xử lý những yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân hay tổ chức. Bao gồm việc dự đoán những tình huống xấu có thể xảy ra và chuẩn bị biện pháp để giảm thiểu thiệt hại. 

Tầm quan trọng của kỹ năng quản trị rủi ro

Đối với cá nhân

Với mỗi người, quản trị rủi ro giúp tránh các quyết định sai lầm trong công việc và tài chính. Đồng thời giúp chuẩn bị các phương án dự phòng cho những sự kiện không lường trước. Việc có kế hoạch tài chính dự phòng sẽ giảm bớt áp lực khi xảy ra các tình huống khẩn cấp như mất việc, bệnh tật.

Đối với doanh nghiệp

  • Giảm thiểu thiệt hại. Kỹ năng này giúp doanh nghiệp dự đoán và ứng phó với các tình huống bất lợi. Từ đó, giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn.
  • Tăng cường hiệu quả hoạt động. Khi rủi ro được kiểm soát, doanh nghiệp duy trì và nâng cao hiệu suất hoạt động. Mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Tối ưu hóa cơ hội. Diúp doanh nghiệp sẽ biết nhận diện và khai thác các cơ hội mới an toàn và hiệu quả.
  • Sử dụng hợp lý dòng tiền. Việc quản trị rủi ro chặt chẽ giúp doanh nghiệp phân bổ dòng tiền phù hợp. Giúp đảm bảo khả năng tài chính và đầu tư lâu dài.

Phân loại rủi ro trong doanh nghiệp

Rủi ro chiến lược

Rủi ro này xuất phát từ 2 nguyên chính:

  • Chiến lược không phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
  • Chiến lược không thể triển khai để tạo ra các giá trị như dự định hoặc không thể mang lại lợi ích.

Rủi ro tài chính

Đây là những rủi ro liên quan đến nguồn vốn, dòng tiền, tỷ giá hối đoái,… Và các biến động trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, nguy cơ này còn đến từ những quyết định của tổ chức ảnh hưởng đến việc kiểm soát dòng tiền, nợ. Rủi ro tài chính có thể gây thiệt hại về lợi nhuận và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống xuất phát từ các lỗi trong quy trình, hệ thống hoặc công nghệ nội bộ. Nó có thể gây gián đoạn hoạt động và làm giảm hiệu quả làm việc. Ví dụ, một lỗi trong phần mềm quản lý có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất hoặc dịch vụ.

Rủi ro khách quan

Rủi ro khách quan là những yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát, như thiên tai, biến đổi kinh tế, hoặc thay đổi quy định pháp lý. Các rủi ro này có thể làm gián đoạn hoạt động hoặc gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Ngăn chặn rủi ro giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất

Ngăn chặn rủi ro giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất

Nguyên tắc của kỹ năng quản trị rủi ro

Để quản trị rủi ro hiệu quả, cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau đây:

  • Xác định rủi ro sớm nhất có thể. Chủ động nhận diện nguy cơ tiềm ẩn giúp doanh nghiệp chuẩn bị sớm các giải pháp.
  • Lồng ghép quản trị rủi ro vào mục tiêu doanh nghiệp. Thách thức không chỉ là vấn đề cần xử lý mà còn là yếu tố cần tính đến trong các mục tiêu dài hạn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
  • Xem xét bối cảnh. Rủi ro chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh như thị trường, kinh tế, và đối thủ. Hiểu rõ bối cảnh giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng và đối phó với các tình huống bất ngờ.
  • Lắng nghe ý kiến từ các bên liên quan. Thu thập ý kiến từ nhân viên, đối tác và các bên liên quan giúp doanh nghiệp nhìn nhận rủi ro từ nhiều góc độ. Sau đó xây dựng phương án hiệu quả.
  • Phân chia trách nhiệm rõ ràng. Mỗi cá nhân và bộ phận đều phải hiểu rõ vai trò của mình trong việc nhận diện và quản lý rủi ro, giúp toàn bộ quy trình diễn ra suôn sẻ.
  • Theo dõi theo chu kỳ cụ thể. Kiểm tra định kỳ giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro mới và kịp thời điều chỉnh.
  • Luôn luôn cải tiến. Quản trị rủi ro không phải là đích đến mà là một hành trình. Luôn cải tiến các biện pháp giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thách thức nào.

=> Tham khảo ngay bài viết về Kỹ năng ra quyết định giúp bạn giảm thiểu rủi ro nhanh chóng!

Các bước áp dụng kỹ năng quản trị rủi ro

Xác định rủi ro

Xác định nguy cơ càng sớm sẽ giúp bạn đưa ra phương án càng nhanh và tối ưu. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố khác như:

  • Quy định pháp luật;
  • Xu hướng thị trường;
  • Xu hướng công nghệ, kỹ thuật
  • Thị trường tài chính.

Sau đó, các nhà quản trị đưa ra từng loại rủi ro tương ứng, một số phương pháp chi tiết:

  • Xem xét các sự kiện dự kiến trong hiện tại và xác định rủi ro tiềm ẩn trong các sự kiện này
  • Thu thập thông tin hữu ích bằng cách tiếp xúc và nghiên cứu các đối tượng liên quan. Chẳng hạn như khách hàng, đối tác cung cấp, các chuyên gia trong ngành. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện về các sự cố có thể xảy ra.
  • Sử dụng các chỉ số và dữ liệu thống kê để nhận diện các vấn đề hiện tại và tiềm ẩn. Sau đó đánh giá khả năng rủi ro xảy ra và ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp
  • Đánh giá các quy trình làm việc để xác định các lỗ hổng và điểm yếu có thể tạo ra rủi ro. Điều này giúp doanh nghiệp tìm hiểu về các khía cạnh cần cải thiện để giảm thiểu rủi ro
  • Xem xét các trường hợp tổn thất đã xảy ra trong quá khứ để tạo ra các tình huống giả định có khả năng xảy ra trong tương lai.

Phân tích và đánh giá rủi ro

Phân tích rủi ro là quá trình xác định xác suất xảy ra của các sự kiện rủi ro và mức độ tác động của chúng. Qua đánh giá này, doanh nghiệp so sánh và xếp hạng từng rủi ro theo tầm quan trọng và hậu quả. Bao gồm: tổn thất tài chính, sụt giảm doanh thu, chi phí phục hồi, và ảnh hưởng đến thương hiệu.  

2 yếu tố chính dự đoán mức độ rủi ro bao gồm:  

  • Tần suất xảy ra: Đo lường mức độ thường xuyên của rủi ro.
  • Độ nghiêm trọng: Đánh giá mức độ tác động của rủi ro đến doanh nghiệp.

Bằng cách phân tích và đánh giá, doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình hiện tại. Giúp đưa ra các quyết định chiến lược và thiết lập biện pháp bảo vệ để giảm thiểu tổn thất và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Xử lý rủi ro

Có 5 cách để bạn lựa chọn xử lý mối nguy hại như sau:

  • Né tránh rủi ro bằng cách không tham gia vào các hoạt động có thể ảnh hưởng xấu tới tổ chức. Biện pháp này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những quyết định đầu tư nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp vì sợ rủi ro nên bỏ lỡ một số cơ hội tốt. Hãy xem xét và đánh giá thật kỹ các yếu tố tiềm lực cũng như ngoại cảnh để đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Hạn chế rủi ro bằng việc cố gắng giảm thiểu tổn thất hơn là loại bỏ hoàn toàn. Bạn nên chấp nhận nguy cơ đó và giảm thiệt hại xuống mức cho phép.
  • Chuyển giao rủi ro theo hợp đồng cho bên thứ ba. Chẳng hạn như bảo hiểm để chi trả cho thiệt hại tài sản hoặc thương tật có thể xảy ra. Chuyển rủi ro liên quan đến tài sản từ chủ sở hữu sang công ty bảo hiểm.
  • Chia sẻ rủi ro Khi rủi ro được chia sẻ, tổn thất không còn dồn lên cá nhân mà được phân bổ cho cả nhóm. Ví dụ, trong công ty, nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn và chỉ chịu rủi ro theo mức đầu tư. Điều này giảm bớt gánh nặng cá nhân và tạo sự an toàn, khuyến khích phát triển doanh nghiệp.
  • Chấp nhận và duy trì rủi ro có thể chấp nhận được và nó ít ảnh hưởng. Ví dụ: Một công ty công nghệ chấp nhận rủi ro từ hệ thống phần mềm cũ vì lỗi nhỏ không ảnh hưởng nhiều, cho phép tập trung tài nguyên vào dự án khác quan trọng hơn.

Theo dõi, cải tiến

Cuối cùng, nhà quản trị rủi ro cần: 

  • Giám sát, theo dõi các rủi ro có sự thay đổi không;
  • Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp xử lý các rủi ro;
  • Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình để có những cải tiến sao cho phù hợp với đánh giá cũng như kế hoạch;
  • Xem xét đến các rủi ro mới, chủ động nghiên cứu giải pháp nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho doanh nghiệp.
Tuân thủ theo nguyên tắc giúp quy trình giải quyết rủi ro nhanh hơn

Tuân thủ theo nguyên tắc giúp quy trình giải quyết rủi ro nhanh hơn

Các tiêu chuẩn thông dụng để quản trị rủi ro

Khung ERM COSO

Tiêu chuẩn COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) được ra mắt vào năm 2004 và được cập nhật vào năm 2017. Nó đáp ứng sự phức tạp ngày càng tăng của hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management). Nó tập trung vào xác định các khái niệm và nguyên tắc chính của ERM. Từ đó, cung cấp một ngôn ngữ chung cho ERM. Đồng thời, đề ra hướng dẫn rõ ràng cho quản lý rủi ro.

Một số nguyên tắc như sau:

  • Tạo ra và bảo trì một cơ sở văn hóa quản lý rủi ro
  • Chỉ đạo chiến lược
  • Định danh rủi ro
  • Quản trị rủi ro
  • Theo dõi và cải thiện

Đây là khung tiêu chuẩn toàn diện dành cho doanh nghiệp khi quản trị rủi ro. Nó giúp các tổ chức xác định, đánh giá và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Đồng thời tạo ra giá trị và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 31000

Tiêu chuẩn này do Ủy ban Kỹ thuật Quản lý Rủi ro của ISO phát triển, với sự đóng góp từ các quốc gia thành viên của tổ chức. Phiên bản 2018 cung cấp hướng dẫn chiến lược rõ ràng hơn về quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) so với bản gốc. Đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của lãnh đạo cấp cao trong việc quản lý rủi ro và tích hợp quy trình này vào toàn bộ tổ chức.

ISO 31000 cung cấp các nguyên tắc và khung hướng dẫn để tổ chức áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động của mình, bao gồm việc xác định, đánh giá, ưu tiên và giảm thiểu rủi ro.

Thách thức khi quản trị rủi ro

  • Khó xác định rủi ro. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhận diện tất cả các loại rủi ro tiềm ẩn.
  • Tác động của thời kỳ VUCA: Môi trường kinh doanh luôn biến đổi, làm cho việc quản lý rủi ro trở nên phức tạp hơn.
  • Thiếu thông tin đáng tin cậy. Dữ liệu không chính xác có thể dẫn đến quyết định quản lý rủi ro sai lầm.
  • Kháng cự từ nhân viên. Nhân viên có thể không nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro. Dẫn đến việc thiếu hợp tác.
  • Chi phí đầu tư bị giới hạn. Quản lý rủi ro cần đầu tư lớn vào công nghệ và đào tạo, gây áp lực lên ngân sách.
  • Khó đo lường hiệu quả. Đánh giá hiệu quả của biện pháp quản lý rủi ro có thể khó khăn do thiếu chỉ số rõ ràng.
  • Tính không chắc chắn. Rủi ro thường liên quan đến yếu tố không chắc chắn, khiến việc lập kế hoạch trở nên khó khăn.
  • Tích hợp chiến lược. Việc tích hợp quản lý rủi ro vào chiến lược tổ chức có thể gặp khó khăn trong doanh nghiệp lớn.
  • Thiếu hỗ trợ lãnh đạo. Nếu không có sự hỗ trợ từ lãnh đạo, nỗ lực quản lý rủi ro sẽ không hiệu quả.

Tạm kết

Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn sẽ giúp bạn giải quyết rủi ro nhanh hơn nhưng hãy lưu ý về bối cảnh mà doanh nghiệp bạn đang trải qua. Linh hoạt sử dụng các phương pháp và nắm chắc những nguyên tắc xử lý nguy cơ sẽ giúp nhà quản trị ứng biến nhanh chóng trong thời kỳ vạn biến.

Để nâng cao kỹ năng quản trị rủi ro trong thời kỳ VUCA, mỗi cá nhân hãy trau dồi những yếu tố để vượt qua thách thức. Tại Vân Nguyên Edubiz, chúng tôi chuyên thiết kế những khóa học riêng biệt để đào tạo kỹ năng cho đội ngũ Giám đốc điều hành tại doanh nghiệp. Nếu bạn không bắt đầu ngay hôm nay, VUCA sẽ khiến bạn thụt lùi phía sau hàng triệu doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nắm bắt cơ hội rối ưu hóa sự tăng trưởng.

Các khóa học được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu về đào tạo kỹ năng quản trị như: TS. Trần Quốc Việt, TS. Đỗ Tiến Long, chuyên gia cao cấp Phan Anh Lưu, Chuyên gia cao cấp Đoàn Hữu Cảnh…

Chúng tôi đã đào tạo cho hơn 2000+ HỌC VIÊN là các nhà lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp tại Hà Nội. Đây sẽ là phương án đầu tư có lợi nhất dành cho bạn để nâng cấp bản thân trong tương lai gần.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay