Enter your keyword

post

Kỹ năng ra quyết định: Quy trình 7 bước ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định: Quy trình 7 bước ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định trong quản trị là khả năng đưa ra hành động, lời nói, quyết định phù hợp nhất trong một tình huống công việc cụ thể.

Quá trình ra quyết định bao gồm việc tìm hiểu vấn đề, đánh giá và lựa chọn những phương án dựa trên một số tiêu chí nhất định. 

Đối với một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đây là kỹ năng tất yếu. Mỗi quyết định được đưa ra đều ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp vận hành. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải thật sáng suốt và quyết đoán khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. 

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Tầm quan trọng của kỹ năng ra quyết định

Nâng cao khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo và ra quyết định là kỹ năng cốt yếu của một người đứng đầu. Kỹ năng đưa ra quyết định xuất sắc sẽ giúp các nhà lãnh đạo giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, tránh đưa ra những lựa chọn gây ra hậu quả tiêu cực.

=> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 12 kỹ năng làm nên nhà lãnh đạo giỏi

Tăng hiệu suất công việc

Bằng cách đưa ra các giải pháp đúng đắn, sẽ giảm thiểu sai lầm gây ảnh hưởng tới công việc. Từ đó nâng cao hiệu suất công việc. Kỹ năng này giúp bạn làm việc thông minh hơn. Không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đạt được kết quả tốt ngoài mong đợi.

Quản trị rủi ro hiệu quả

Khả năng ra quyết định sáng suốt giúp nhà lãnh đạo dự đoán các rủi ro tiềm ẩn. Từ đó có kế hoạch đối phó phù hợp. Bạn sẽ có khả năng chuẩn bị các phương án dự phòng. Những biện pháp ứng phó kịp thời sẽ giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Xây dựng và duy trì mối quan hệ chất lượng

Kỹ năng ra quyết định của nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin và sự tôn trọng từ đồng nghiệp và đối tác. Vậy nên, những giải pháp minh bạch và hợp lý giúp xây dựng những mối quan hệ vững bền.

Những khó khăn khi áp dụng kỹ năng ra quyết định

Khi gặp một vấn đề, người đứng đầu thường gặp khó khăn khi ra do nhiều yếu tố: 

  • Thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác khiến người ra quyết định dễ chọn sai hướng. 
  • Áp lực thời gian cũng làm giảm khả năng phân tích và suy xét kỹ lưỡng. 
  • Nhiều người còn dựa vào cảm tính, dễ dẫn đến quyết định thiếu khách quan. 
  • Sự thiếu quyết đoán gây chần chừ, làm mất cơ hội tốt. 

Bên cạnh đó, thiếu tính sáng tạo trong quá trình ra quyết định khiến các giải pháp không tối ưu, dẫn đến khó khăn trong việc đạt kết quả tốt nhất.

3 Nguyên tắc cần nhớ để rèn luyện kỹ năng ra quyết định 

Nguyên tắc định nghĩa

Việc này nhấn mạnh phải hiểu rõ vấn đề trước khi ra quyết định, đảm bảo giải quyết chính xác và hiệu quả. Để đạt được điều đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích thông tin liên quan một cách cẩn thận.

Khi hiểu rõ vấn đề, bạn sẽ đưa ra phương án phù hợp tình hình, tiềm lực doanh nghiệp. Quyết định đúng đắn sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và nâng cao hiệu suất công việc. Điều này sẽ tăng cường tính cạnh tranh và phát triển bền vững cho tổ chức.

Nguyên tắc xác minh đầy đủ

Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả những quyết định đưa ra cần phải dựa trên cơ sở vững chắc. Tuyệt đối không dựa vào cảm tính. Để nâng cao tính thuyết phục, người ra quyết định cần tìm hiểu về các thông tin với lập luận chặt chẽ, chứng minh tính đúng đắn và bảo vệ được quan điểm của mình. 

Nguyên tắc sự đồng nhất

Nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp làm việc nhóm. Khi có quá nhiều thông tin và ý kiến khác nhau, người ra quyết định phải tìm hiểu, phân tích và tìm được điểm mấu chốt của vấn đề, đảm bảo phân tích các phương án theo hướng khách quan, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

3 Nguyên tắc giải quyết vấn đề mà nhà lãnh đạo cần ghi nhớ

3 Nguyên tắc giải quyết vấn đề mà nhà lãnh đạo cần ghi nhớ

Quy trình 7 bước áp dụng kỹ năng ra quyết định

Bước 1: Xác định vấn đề

Để đưa ra quyết định chính xác, bạn sẽ cần xác định rõ vấn đề dựa trên những câu hỏi:

  • Khó khăn đang cần giải quyết là gì, xảy ra ở đâu, lúc nào, do đâu mà ra và liên quan đến những đối tượng nào. 
  • Việc giải quyết vấn đề sẽ mang đến lợi ích gì, nếu không giải quyết thì hậu quả ra sao? 
  • Liệu vấn đề có đáng đầu tư công sức để giải quyết không? 
  • Đó là một vấn đề đơn lẻ hay là một phần của vấn đề rộng lớn hơn? 
  • Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết vấn đề là gì? 

Bước 2: Nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh

Sau khi xác định được vấn đề, hãy cố gắng phân tích nó một cách khách quan. Bạn cần xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để thấy rõ ưu và nhược điểm của mỗi lựa chọn. Hãy cân nhắc các điều kiện thực tế để xác định những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả. 

Nếu thiếu thông tin trong quá trình phân tích, bạn nên tìm hiểu thêm để tránh đưa ra quyết định vội vàng, không đủ cơ sở. 

Bước 3: Chọn lọc các phương án khả thi

Để giải quyết một vấn đề, sẽ có nhiều phương án được đưa ra từ nhiều phía. Lúc này, bạn không nên loại bỏ tất cả mà hãy suy xét những tiêu chí để lựa chọn những giải pháp khả thi. Một số tiêu chí có thể kể đến như:

  • Giải quyết được vấn đề đang đưa ra.
  • Phù hợp với những điều kiện hiện có.
  • Các giải pháp được kiểm soát và hạn chế được tối đa những tác động bất ngờ không mong muốn.

Lưu ý: Bạn nên đưa ra những tiêu chuẩn nhất định khi tìm kiếm giải pháp, để tránh tình trạng bị loạn và rơi vào tình thể lưỡng lự do có quá nhiều giải pháp được đưa ra.

Bước 4: Phân tích ưu – nhược điểm

Sau khi đã chọn lọc những phương án phù hợp, hãy phân tích ưu – nhược điểm của từng phương án. Khi có sự đối chiếu, bạn sẽ có cơ sở rõ ràng để đưa ra quyết định đúng đắn.

Bước 5: Lựa chọn và ra quyết định

Khi có những cơ sở rõ ràng, bạn hãy đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề kịp thời.  Một điểm quan trọng cần lưu ý, khi đưa ra quyết định, không có phương án nào là hoàn hảo. Do đó nên đưa ra phương án tốt nhất dựa trên thông tin và tình huống hiện tại. Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh kế hoạch thực hiện theo thời gian và điều kiện mới.

Bước 6: Thực hiện giải pháp

Khi triển khai quyết định, cần thống nhất các hành động thực hiện, thời gian và người chịu trách nhiệm. Nếu bạn làm một mình, hãy quán triệt tư tưởng của bản thân. Nếu làm cùng team, bạn hãy chắc rằng đồng đội của bạn đã hiểu rõ và thống nhất với quyết định cuối cùng.

Bước 7: Giám sát, đo lường và đánh giá

Để đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng, việc giám sát và đánh giá tiến độ triển khai là vô cùng cần thiết. Nếu phát hiện sai lệch, cần điều chỉnh ngay lập tức để phù hợp với tình hình thực tế.

Tinh thần đội nhóm sẽ giúp giải quyết vấn suôn sẻ

Tinh thần đội nhóm sẽ giúp giải quyết vấn suôn sẻ

Những yếu tố cần rèn luyện kỹ năng ra quyết định nhanh chóng

  • Rèn luyện kỹ năng tổ chức giúp người quản lý thu thập thông tin nhanh chóng và đưa ra quyết định tức thời
  • Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn có khả năng đưa ra quyết định dựa trên một tầm nhìn rõ ràng và sáng suốt
  • Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề giúp người ra quyết định xác định và phân tích các vấn đề liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp khả thi và hiệu quả. 
  • Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giúp người lãnh đạo tránh được các quyết định dựa trên cảm xúc, đưa ra các quyết định dựa trên thông tin khách quan và đầy đủ hơn.
  • Rèn luyện tư duy sáng tạo giúp người điều hành tìm ra các phương án giải quyết vấn đề sáng tạo, đột phá.
  • Rèn luyện tư duy phản biện giúp đánh giá và đối chiếu các thông tin kỹ lưỡng, khách quan. 

Kết luận

Kỹ năng ra quyết định không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách triệt để mà còn là chìa khóa dẫn đến sự thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp. Khi thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện. Và bạn đưa ra những lựa chọn thông minh, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa mọi cơ hội. Rèn luyện kỹ năng ra quyết định hàng ngày sẽ giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc.

Tại Vân Nguyên Edubiz, chúng tôi cung cấp những kiến thức giúp bạn trở thành nhà quản trị tài ba. Hãy theo dõi các bài viết từ Vân Nguyên để phát triển bản thân mỗi ngày!

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay