Phó giám đốc điều hành: Vai trò, công việc, kỹ năng cần có
Phó giám đốc điều hành là ai?
Phó giám đốc điều hành là nhân sự cấp cao, đứng sau Giám đốc điều hành (CEO) trong doanh nghiệp. Họ có vai trò trong việc phụ trách CEO quản lý các hoạt động của công ty. Điều này bao gồm các công việc chuyên môn và quản trị nhân sự. Bên cạnh đó, khi CEO vắng mặt, họ sẽ có trách nhiệm điều hành những công việc được ủy quyền.
Vai trò của phó giám đốc điều hành
Công việc chuyên môn
Có thể nói, phó giám đốc điều hành được coi như cánh tay phải đắc lực của CEO. Trong công việc, họ sẽ là người hỗ trợ việc điều hành, quản lý hoạt động trong công ty cùng giám đốc. Cụ thể như tổ chức và kiểm soát những kế hoạch được đề ra. Hay là người đại diện cho ban lãnh đạo để đề xuất, thực thi và giám sát các quy trình vận hành trong các bộ phận. Công việc của họ bao gồm đề xuất các kế hoạch tăng trưởng, đảm bảo các phòng ban vận hành đúng theo lộ trình.
Đồng thời, họ phải phối hợp với bộ phận kế – kiểm toán để lên kế hoạch tài chính, nguồn ngân sách của các dự án hiện tại và tương lai. Họ cùng giám đốc thiết lập, sửa đổi và bổ sung các quy chế, văn bản,… Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự
Phó giám đốc điều hành sẽ là “cánh tay nối dài” giữa CEO với các trưởng bộ phận. Họ tham gia vào việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Từ đó, họ sẽ đề xuất các chính sách đào tạo để phát triển nguồn lực. Vai trò này bao gồm giám sát hiệu quả làm việc, đề xuất biện pháp cải tiến và tạo ra môi trường làm việc chính quy.
Vai trò khác
Phó giám đốc không chỉ điều hành các công việc nội bộ mà còn là nhà ngoại giao tài ba. Họ sẽ đảm nhận vai trò như một đầu mối quản lý quan hệ và đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Điều này bao gồm: kết nối với các đối tác, khách hàng và nhà đầu tư.
Nhiệm vụ của phó giám đốc điều hành
Điều hành doanh nghiệp hiệu quả
Họ phụ trách các công việc hàng ngày trong doanh nghiệp như: kinh doanh, sản xuất, truyền thông,… Các công việc ấy phải được diễn ra trơn tru. Nếu gặp vấn đề, họ sẽ cần đề xuất phương án giải pháp để khắc phục hậu quả.
Phó giám đốc sẽ giám sát các dự án, đánh giá tiến độ, và phối hợp với các phòng ban để giải quyết các rủi ro. Ngoài ra, họ còn tham gia vào việc lập báo cáo chi tiết về hiệu suất kinh doanh. Cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho các quyết định chiến lược của giám đốc điều hành.
Quản trị nguồn nhân lực hợp lý
Với vai trò là nhà lãnh đạo cấp cao, phó giám đốc sẽ là người đảm nhận trọng trách phát triển nguồn nhân lực. Từ việc xây dựng chính sách đãi ngộ, phúc lợi đến giải quyết các khúc mắc của nhân viên. Họ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo sự đồng thuận và nhất quán trong nội bộ. Đồng thời, thúc đẩy văn hóa công ty thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển.
Những nhiệm vụ khác
Không chỉ tập trung vào công việc chuyên môn và nhân sự, phó giám đốc điều hành còn có nhiệm vụ dự đoán rủi ro, đưa ra các giải pháp phòng ngừa. Giúp đảm bảo sự tuân thủ quy định pháp lý trong mọi hoạt động. Ngoài ra, họ thường xuyên đánh giá và cải tiến các chính sách, quy trình để phù hợp với sự thay đổi của thị trường và định hướng công ty.
Quyền hạn của phó giám đốc điều hành
Phó giám đốc điều hành là người được ủy quyền thực hiện các quyền hạn theo văn bản của ban giám đốc, tùy thuộc vào từng giai đoạn và sự phân công cụ thể từ cấp trên.
Trong trường hợp CEO vắng mặt, phó giám đốc sẽ là người đưa ra những quyết định và điều hành các công việc của công ty.
Bên cạnh đó, quyền hạn của vị trí này thường gắn liền với công tác điều hành của CEO. Họ được phép giám sát, kiểm tra và điều chỉnh các quy trình hoạt động của từng phòng ban để duy trì hiệu quả làm việc.
Mô tả công việc của phó giám đốc điều hành thực tế
Điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
- Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, triển khai và kiểm soát hiệu quả.
- Trình ban tổng giám đốc về việc hoạch định chiến lược phát triển của công ty trong ngắn – trung – dài hạn.
- Quản lý các hoạt động của công ty đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà ban tổng giám đốc giao.
- Đề xuất triển khai các quy chế, chính sách nhằm điều hành, quản lý công ty một cách toàn diện.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các chiến lược để ổn định tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực và tạo động lực cho nhân viên.
Hoạch định chiến lược
- Xây dựng phương án về cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành trong công ty tới ban giám đốc.
- Đề xuất phương án phù hợp để cải tiến quy trình vận hành để tăng năng suất.
Quản trị và điều hành
- Quản lý các công việc trong công ty theo đúng chức năng, quyền hạn.
- Là người chủ trì các cuộc họp, đưa ra các kết luận và phương án triển khai tối ưu để giải quyết vấn đề.
- Tổ chức bộ máy nhân sự, điều chuyển, sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực, tài chính.
- Giải quyết các công việc liên quan tới công tác khen thưởng, kỷ luật, đào tạo nhân sự,…
- Định hướng phát triển và đào tạo kỹ năng cho nhân sự. Đồng thời, tạo động lực cho nhân viên và xây dựng môi trường làm việc hiệu quả để giữ chân nhân tài.
Những yêu cầu đối với vị trí phó giám đốc điều hành
Chuyên môn
Phó Giám đốc Điều hành thường được yêu cầu có bằng cấp cao để đáp ứng tiêu chuẩn doanh nghiệp. Nhưng yếu tố then chốt vẫn là kinh nghiệm thực tiễn và khả năng lãnh đạo, quản lý, giải quyết vấn đề hiệu quả. Để thành công, họ phải không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng thông qua các khóa đào tạo, chứng chỉ và trải nghiệm thực tế.
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, Phó Giám đốc Điều hành không chỉ là nhà lãnh đạo mà còn cần trở thành chuyên gia xử lý dữ liệu lớn và phân tích thông minh. Việc theo kịp các xu hướng công nghệ là yếu tố quan trọng. Điều này đòi hỏi họ sở hữu năng lực chuyên môn và khả năng thích nghi tốt. Và dẫn dắt tổ chức phát triển trong thế giới số hóa. Từ đó, đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm
Để đảm nhận vị trí phó giám đốc điều hành, bạn phải có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực quản lý và điều hành để đáp ứng các yêu cầu khắt khe. Dưới đây là những yêu cầu kinh nghiệm phổ biến:
- Kinh nghiệm quản lý cấp cao. Ứng viên cần có ít nhất 5–10 năm kinh nghiệm ở các vị trí quản lý cấp trung hoặc cao, thể hiện khả năng lãnh đạo đội ngũ. Họ phải biết xây dựng chiến lược và quản lý vận hành trong môi trường doanh nghiệp.
- Thành tích nổi bật trong công việc. Họ phải chứng minh được thành công trong việc triển khai các dự án lớn, cải tiến quy trình hoặc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các thành tích này giúp khẳng định năng lực của họ trong việc dẫn dắt tổ chức.
- Kinh nghiệm chuyên môn đa ngành. Họ cần có khả năng làm việc linh hoạt trong nhiều lĩnh vực như tài chính, marketing, nhân sự, hoặc sản xuất là một lợi thế lớn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc hoạt động quốc tế.
Kỹ năng mà phó giám đốc điều hành cần có
Kỹ năng lãnh đạo
Phó giám đốc cần là một nhà lãnh đạo tài ba. Họ vừa phải nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa phải biết quản trị nhân sự hiệu quả. Ở đây, việc quản lý nhân sự sẽ không chỉ đơn thuần là kiểm soát nhân viên. Quan trọng hơn, người lãnh đạo sẽ cần xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, thúc đẩy tinh thần làm việc và tạo môi trường hợp tác hiệu quả. Họ phải là người truyền cảm hứng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng tích cực tới nhân viên.
=> Mời bạn tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 12 kỹ năng làm nên nhà lãnh đạo giỏi
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình thuần thục
Sẽ không một nhân viên hay lãnh đạo cấp trên tin tưởng phó giám đốc điều hành nếu họ không tự tin trong việc giao tiếp và thuyết trình! Họ cần phải rèn luyện kỹ năng thuyết trình thuần thục để truyền đạt thông tin, ý tưởng và tầm nhìn của công ty đến đội ngũ, khách hàng và đối tác. Song song với đó, kỹ năng giao tiếp là chìa khóa dẫn tới thành công trong mọi cuộc đàm phán.
Kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh gọn
Việc xử lý các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả và nhanh chóng là yêu cầu bắt buộc. Họ cần khả năng phân tích, đánh giá tình huống và biết cách đưa ra các giải pháp khả thi trong thời gian ngắn nhất.
Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng
Họ thường phải đối mặt với các quyết định quan trọng trong môi trường áp lực cao. Họ cần cân nhắc rủi ro, lợi ích và dữ liệu thực tế để đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời.
Kỹ năng thuyết phục
Để thành công trong mọi cuộc đàm phán, ngoài giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục là yếu tố quan trọng để nhà quản trị đưa ra ý tưởng, giải pháp hoặc định hướng và nhận được sự ủng hộ từ cấp trên, đồng nghiệp và đối tác kinh doanh.
Kỹ năng quản trị rủi ro
Trong mọi tình huống, phó giám đốc vận hành phải nhạy bén trong việc nhận diện các rủi ro tiềm ẩn và xây dựng các chiến lược phòng ngừa hiệu quả. Họ cũng cần chủ động điều chỉnh kế hoạch khi phát sinh sự cố, đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực đến tổ chức.
Một số tư duy, kỹ năng khác
Ngoài các kỹ năng chuyên môn, Phó Giám đốc cần sở hữu tư duy chiến lược tổng quan để hoạch định và định hướng sản xuất dài hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Tư duy này cho phép họ xây dựng các kế hoạch hiệu quả, ứng phó linh hoạt với các biến động thị trường và tận dụng tối đa nguồn lực hiện có.
Bên cạnh đó, kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm là không thể thiếu, giúp họ gắn kết nhân sự, thúc đẩy hiệu suất làm việc và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Ngoài ra, khả năng chịu áp lực cao là yếu tố quan trọng giúp họ đối mặt với những thách thức. Giúp họ đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng trong các tình huống căng thẳng.
Mức lương của phó giám đốc điều hành hấp dẫn ra sao?
Theo khảo sát, mức lương phó giám đốc điều hành dao động từ 2500 – 3500 USD/tháng. Thu nhập của vị trí này còn dựa vào doanh số cũng như phúc lợi theo từng doanh nghiệp. Tùy theo thâm niên và chuyên môn, cơ hội thăng tiến của vị trí phó giám đốc lên giám đốc sẽ rất tiềm năng.
Những khó khăn khi làm phó giám đốc điều hành
Khi ở vị trí lãnh đạo cấp cao, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực. Dưới đây là một số thách thức với phó giám đốc điều hành:
- Đảm bảo sự liên kết và phối hợp giữa các phòng ban, tránh xảy ra xung đột.
- Giúp đội ngũ thích nghi với sự thay đổi quy trình và chiến lược mới, đối mặt với những ý kiến trái chiều.
- Đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường và áp lực từ cấp trên. Họ sẽ phải cân bằng giữa việc đáp ứng sự kỳ vọng của sếp mà vẫn giữ vững sự phát triển giữa các đối thủ.
- Liên tục học hỏi để không bị tụt hậu so với thời đại.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống hàng ngày. Họ cần phân bổ thời gian hợp lý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Như vậy, bài viết trên đã nêu chi tiết những nội dung quan trọng về vị trí phó giám đốc điều hành trong doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp bạn nắm rõ được nhiệm vụ và công việc của một phó giám đốc điều hành cần làm.