Enter your keyword

post

Phó tổng giám đốc làm gì trong doanh nghiệp?

Phó tổng giám đốc làm gì trong doanh nghiệp?

Để đảm nhận vị trí phó tổng giám đốc cần hội tụ nhiều yếu tố từ chuyên môn tới kỹ năng. Vị trí này được coi là bước đệm vững chắc để bạn thăng tiến. Vậy phó tổng là ai, cần những yêu cầu gì? Hãy cùng Vân Nguyên Edubiz tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Nội Dung

Phó tổng giám đốc là gì? 

Phó tổng giám đốc là gì?

Phó tổng giám đốc là gì?

Phó tổng giám đốc là vị trí có cấp bậc sau Tổng giám đốc (General manager). Họ là người điều hành cấp cao trong bộ máy lãnh đạo. Phó tổng giám đốc sẽ phụ trách hỗ trợ GM trong công tác vận hành, quản lý và xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.

Để đảm nhận vai trò cốt cán này, phó tổng sẽ cần hội tụ nhiều yếu tố về chuyên môn vững, kỹ năng chuyên nghiệp cùng tư duy nhạy bén. 

Phó tổng giám đốc đóng vai trò như thế nào?  

Vai trò của phó tổng đối với doanh nghiệp

Vai trò của phó tổng đối với doanh nghiệp

Hỗ trợ các công việc cùng tổng giám đốc

Vị trí này sẽ là người hỗ trợ và đồng hành cùng GM. Họ quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, hành chính,… Phó tổng đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu được triển khai hiệu quả. Tất cả đóng góp lớn vào sự thành công chung của doanh nghiệp.

Thay mặt tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp khi cần thiết 

Trong trường hợp GM vắng mặt hoặc bận rộn với nhiệm vụ khác, phó tổng sẽ thay mặt để điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động doanh nghiệp cùng với các giám đốc chuyên môn. Để làm tốt vai trò này, họ phải có khả năng lãnh đạo xuất sắc. Đồng thời, một nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược và kỹ năng quản lý toàn diện. Từ đó, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo không bị gián đoạn và tiến triển theo đúng định hướng.

Là một người lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng 

Với cương vị là lãnh đạo cấp cao, phó tổng sẽ là cầu nối quan trọng giữa ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty. Họ sẽ đảm bảo các bộ phận phối kết hợp nhuần nhuyễn, tránh gây ra xích mích. Bên cạnh đó, họ là người xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực. Tạo nên môi trường làm việc sáng tạo và thân thiện với đội ngũ nhân viên. Bằng sự chuyên nghiệp trong chuyên môn và tầm nhìn, phó tổng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Là người tư vấn chiến lược cho cấp lãnh đạo

Họ là người trực tiếp tham gia tư vấn và xây dựng các chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển dài hạn cho công ty. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn, vị trí này mang lại những phân tích, đề xuất chiến lược có giá trị. Giúp đội ngũ lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.

Nhiệm vụ chính của phó tổng giám đốc

Nhiệm vụ chính mà phó tổng giám đốc cần thực hiện

Nhiệm vụ chính mà phó tổng giám đốc cần thực hiện

Phó tổng sẽ quản lý công tác điều hành và các hoạt động chính của doanh nghiệp. Những nhiệm vụ cốt lõi mà họ phải làm để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả cho tổ chức như sau:

Quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả

Phó tổng sẽ chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động tiếp thị – kinh doanh. Họ đảm bảo công ty đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Việc xây dựng chiến lược Marketing và bán hàng hiệu quả, tối ưu hóa các quy trình và khai thác cơ hội thị trường là nhiệm vụ hàng đầu của vị trí này.

Quản lý hoạt động vận hành hàng ngày

Đảm bảo các hoạt động hàng ngày của công ty diễn ra suôn sẻ là một phần quan trọng trong công việc của phó tổng. Từ việc giám sát tiến độ công việc đến giải quyết các vấn đề phát sinh. Vị trí này đảm bảo sự ổn định trong vận hành và đạt được mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn.

Quản lý hoạt động liên quan tới nhân sự

Họ sẽ xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự. Điều này bao gồm quản lý hiệu suất, phát triển năng lực nhân viên và đảm bảo văn hóa doanh nghiệp tích cực. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tối ưu hóa nhân lực.

=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng huấn luyện và đào tạo nhân viên: 7 Nguyên tắc cần nhớ

Kiểm soát tài chính ổn định

Họ hỗ trợ trong việc lập kế hoạch ngân sách, kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả tài chính. Việc đảm bảo sự ổn định về tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn tạo ra nền tảng vững chắc để mở rộng quy mô.

Quản trị rủi ro 

Khi doanh nghiệp vận hàng, rủi ro là điều luôn thường trực. Dự đoán và quản lý rủi ro là một nhiệm vụ không thể thiếu. Phó Tổng Giám Đốc cần đưa ra các kế hoạch dự phòng, phân tích thị trường và kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Điều này đảm bảo công ty luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua thách thức.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác

Để doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ bền chặt với khách hàng, phó tổng cần xây dựng và duy trì bằng các kế hoạch cụ thể với từng đối tượng. Điều này không chỉ giúp củng cố vị thế của công ty trên thị trường. Mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển mới.

Mô tả công việc chi tiết của phó tổng giám đốc

Mô tả công việc chi tiết của vị trí này

Mô tả công việc chi tiết của vị trí này

  • Hoạch định và thực hiện chiến lược nhân sự: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất và hiệu quả lao động… Phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty.
  • Điều hành hoạt động của Bộ phận Nhân sự đáp ứng yêu cầu của công ty như thu hút nhân tài, sắp xếp nhân sự, cơ chế đãi ngộ, công tác đào tạo,…
  • Đại diện cho Công ty để làm việc với các cơ quan, các cá nhân và tổ chức bên ngoài trong phạm vi công tác của mình .
  • Chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo & phát triển nhân sự; phân công công việc, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ, đánh giá các bộ phận trong nhà máy.
  • Chỉ đạo xây dựng, duy trì, cập nhật việc thực hiện các quy trình sản xuất, các quy định thực hiện 5S, ISO, ATLĐ-VSLĐ và PCCC trong nhà máy.
  • Chỉ đạo/tham gia các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm. Nghiên cứu hoàn thiện, cải tiến chất lượng sản phẩm cũ. Nghiên cứu và triển khai việc áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới theo định hướng của Công ty.
  • Chỉ đạo việc xây dựng định mức nhân công, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tiêu hao khác trong sản xuất.
  • Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc CBCNV thực hiện tốt nội quy, quy chế của Công ty.
  • Phối hợp với các thành viên trong Ban Tổng Giám Đốc nhằm đạt được các mục tiêu sản xuất theo định hướng phát triển của Công ty.

Quyền hạn và trách nhiệm của phó tổng giám đốc

Quyền hạn và trách nhiệm mà một phó tổng chuyên nghiệp cần có

Quyền hạn và trách nhiệm mà một phó tổng chuyên nghiệp cần có

Phó tổng giám đốc là vị trí then chốt trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao. Họ sẽ có những quyền hạn trong doanh nghiệp như sau:

  • Được quyết định và phê duyệt các vấn đề trong phạm vi công việc được ủy quyền.
  • Thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành khi cần thiết hoặc trong trường hợp vắng mặt.
  • Tham gia vào hoạch định chiến lược và định hướng phát triển công ty.
  • Tiếp cận thông tin quan trọng và giám sát hoạt động của các phòng ban.

Với trọng trách và đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, phó tổng giám đốc sẽ luôn phải cân bằng giữa công việc và trách nhiệm. Cụ thể, họ sẽ phải có trách nhiệm sau:

  • Điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh, vận hành, nhân sự, tài chính và quản trị rủi ro.
  • Đảm bảo công ty tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn ngành.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng.
  • Thúc đẩy hiệu quả làm việc và phát triển đội ngũ nhân sự.

Những yêu cầu cần có của phó tổng giám đốc

Yêu cầu về chuyên môn

Để đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám Đốc, ứng viên cần có bằng cấp cao trong các lĩnh vực như quản trị kinh doanh, tài chính, marketing hoặc chuyên môn liên quan.

Yêu cầu về kinh nghiệm

Ứng viên cần tối thiểu 5-10 năm kinh nghiệm ở các vị trí quản lý cấp cao hoặc tương đương, với khả năng lãnh đạo và xử lý tình huống xuất sắc.

Tố chất tạo nên phó tổng giám đốc chuyên nghiệp

Phó tổng giám đốc cần hội tụ những tố chất gì?

Phó tổng giám đốc cần hội tụ những tố chất gì?

Tư duy chiến lược, nhìn xa trông rộng

Là một nhà lãnh đạo ra quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh công ty. Phó tổng giám đốc cần có tầm nhìn xa trông rộng để dự báo tương lai cho doanh nghiệp. Họ đóng vai trò là “quân sư” cho những quyết sách của cấp trên.

Tố chất lãnh đạo mạnh mẽ

Lãnh đạo ở đây không phải là việc “ra lệnh”, chỉ tay năm ngón. Nhà quản trị cần là một người biết cách:

  • Truyền cảm hứng: Động viên và khích lệ đội ngũ nhân viên làm việc với tinh thần cao nhất.
  • Ra quyết định hiệu quả: Phân bổ nguồn lực, định hướng công việc và xử lý khủng hoảng một cách chính xác.
  • Tạo sự gắn kết: Xây dựng văn hóa làm việc tích cực và duy trì mối quan hệ hài hòa giữa các phòng ban.

=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 12 kỹ năng làm nên nhà lãnh đạo giỏi

Khả năng quyết đoán 

Quyết đoán là tố chất không thể thiếu để tạo nên một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp. Khi đối mặt với các tình huống khẩn cấp, họ cần phản ứng nhanh và ra quyết định kịp thời. Một phó tổng phải đủ tự tin để ra quyết định, dù trong những điều kiện thiếu chắc chắn, và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định của mình.

=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng ra quyết định: Quy trình 7 bước ra quyết định hiệu quả

Tư duy sáng tạo và đổi mới

Trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, sự sáng tạo và tinh thần đổi mới là nền tảng giúp doanh nghiệp cạnh tranh. Phó tổng giám đốc sẽ luôn tìm kiếm các phương pháp, quy trình hoặc sản phẩm mới. Giúp tối ưu hoạt động kinh doanh và hiệu suất. Tư duy sáng tạo của nhà lãnh đạo còn thể hiện qua cách họ giải quyết vấn đề phức tạp theo cách tiếp cận khác biệt và đem lại hiệu quả.

Tinh thần đoàn kết, kỷ luật cao

Đoàn kết và kỷ luật là hai yếu tố quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ vững mạnh. Phó Tổng Giám Đốc cần:

  • Thúc đẩy sự hợp tác: Đảm bảo tất cả nhân viên làm việc hướng tới mục tiêu chung.
  • Gương mẫu trong kỷ luật: Tạo ra sự tôn trọng từ nhân viên bằng cách thực hiện nghiêm túc các nội quy và chính sách công ty.
  • Khuyến khích tinh thần trách nhiệm: Đảm bảo nhân viên hiểu rõ vai trò của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm với công việc.

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán xuất sắc

Họ cần trau dồi khả năng giao tiếp hiệu quả để truyền đạt mục tiêu, chiến lược đến các phòng ban và nhân viên. Đồng thời, kỹ năng đàm phán tốt giúp vị trí này đạt được thỏa thuận có lợi với đối tác, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 kỹ năng vàng giúp giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng quản trị rủi ro

Rủi ro là điều luôn thường trực khi vận hành doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết các nhận diện và quản trị thách thức hiệu quả. Điều này giúp bảo vệ doanh nghiệp tránh những tổn thất không đáng có. Tuy nhiên, để kiểm soát rủi ro hiệu quả nhất, phó tổng cần phối hợp với các cấp quản lý để đưa ra kế hoạch và phương án xử lý khó khăn phù hợp.

Khả năng quản lý cảm xúc và áp lực

Làm việc ở vị trí lãnh đạo cấp cao đồng nghĩa với việc đối mặt với áp lực lớn. Để trở thành một phó tổng giám đốc giỏi, họ cần biết cách kiểm soát cảm xúc, giữ vững tinh thần và xử lý khối lượng công việc lớn một cách hiệu quả.

=> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng quản lý cảm xúc: Kỹ năng quản lý cảm xúc: 5 cách hiệu quả cho nhà lãnh đạo

Quyền lợi và lộ trình thăng tiến dành riêng cho phó tổng giám đốc

Quyền lợi và lộ trình thăng tiến dành cho vị trí này

Quyền lợi và lộ trình thăng tiến dành cho vị trí này

Quyền lợi

Đầu tiên, về mức thu nhập, phó tổng giám đốc sẽ được hưởng mức lương cao trong doanh nghiệp. Bao gồm: 

  • Lương cơ bản cạnh tranh, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm.
  • Các khoản thưởng hấp dẫn như thưởng hiệu quả công việc, thưởng dự án, hoặc thưởng theo quý/năm.
  • Họ còn có thể được nhận các khoản như cổ phần công ty, bảo hiểm cao cấp và nhiều đãi ngộ đặc biệt.

Thứ hai, họ sẽ có cơ hội được giao lưu và hợp tác sâu rộng với đối tác, khách hàng. Từ đó, họ xây dựng mạng lưới quan hệ là bàn đạp cho sự phát triển sau này.

Thứ ba, phó tổng có cơ hội trực tiếp tham gia vào việc hoạch định chiến lược, định hình hướng đi của doanh nghiệp. Trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển của công ty. Điều này giúp họ được thể hiện bản thân và đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Lộ trình thăng tiến

Phó tổng là vị trí tiềm năng để thăng tiến cao hơn trong doanh nghiệp. Trước hết, họ sẽ khẳng định vai trò của một phó tổng. Họ tập trung hoàn thiện trách nhiệm của mình, xây dựng uy tín thông qua việc:

  • Đạt được các mục tiêu kinh doanh, vận hành và quản trị được giao.
  • Xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh mẽ. Cải thiện quy trình và tăng hiệu suất làm việc của công ty.
  • Tạo dấu ấn bằng các thành tựu cụ thể trong quản lý, tăng trưởng doanh thu hoặc giảm thiểu rủi ro.

Tiếp đến, với những thành tựu nổi bật, phó tổng sẽ được đề bạt vị trí tổng giám đốc. Vị trí này yêu cầu sự am hiểu sâu sắc về doanh nghiệp, đối thủ và thị trưởng. Đi kèm với khả năng lãnh đạo chuyên sâu.

Sau khi giữ vững thành công ở vai trò Tổng Giám Đốc, lộ trình tiếp theo là tham gia vào Hội Đồng Quản Trị. Đây là nơi định hướng chiến lược phát triển toàn diện cho công ty. Vị trí này mở ra cơ hội lớn để góp phần vào việc hoạch định tầm nhìn dài hạn của tổ chức.

Lộ trình thăng tiến này không chỉ phản ánh năng lực của phó tổng. Mà còn là động lực để họ phát triển bản thân và đóng góp cho sự thành công bền vững của doanh nghiệp.

Cơ hội giúp phó tổng giám đốc thành công vượt bậc

Những cơ hội giúp phó tổng thăng tiến trong sự nghiệp

Những cơ hội giúp phó tổng thăng tiến trong sự nghiệp

Ở một cương vị lãnh đạo cấp cao, phó tổng sẽ có nhiều cơ hội được thể hiện năng lực và xây dựng networking sâu rộng. Nếu phó tổng biết nắm bắt các cơ hội sau đây, họ sẽ thành công thăng tiến nhanh chóng:

  • Họ được trực tiếp tham gia vào việc hoạch định các chiến lược phát triển dài hạn. Mở rộng thị trường, và cải tiến quy trình kinh doanh. Vai trò này giúp tạo ra dấu ấn cá nhân, khẳng định năng lực lãnh đạo trong tổ chức.
  • Cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ với các đối tác và các cơ quan quản lý. Tạo điều kiện cho họ tiếp cận nhiều nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Họ thường xuyên được tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu, hội thảo quốc tế và các sự kiện lớn trong ngành. Những cơ hội này giúp mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo.
  • Họ được trao quyền ra quyết định ở mức cao. Đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp.

Những khó khăn mà phó tổng giám đốc phải đối mặt

Thách thức trong thời đại mới dành cho nhà lãnh đạo

Thách thức trong thời đại mới dành cho nhà lãnh đạo

Với đặc thù công việc quản lý đa nhiệm, họ sẽ phải xử lý khối lượng công việc lớn. Và đưa ra nhiều quyết định quan trọng. Do vậy, phó tổng rất dễ bị áp lực về doanh số, quản lý nhân sự và vận hành.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu thay đổi nhanh chóng, Phó Tổng Giám Đốc phải đối mặt với các thách thức về biến động thị trường, công nghệ mới và xu hướng cạnh tranh. Ngoài tác nhân khách quan, một trong những khó khăn lớn nhất là giải quyết xung đột nội bộ. Đồng thời, duy trì sự gắn kết giữa các đội nhóm và đảm bảo tinh thần làm việc của nhân viên trong tổ chức. Nếu tổ chức không có sự liên kết, làm việc kém hiệu quả, họ sẽ là người chịu trách nhiệm chính. 

Là nhân sự cấp cao, phó tổng thường xuyên bị đánh giá bởi Tổng Giám Đốc, Hội Đồng Quản Trị, và các cổ đông. Điều này yêu cầu họ luôn phải hoàn thiện bản thân và chứng minh năng lực liên tục.

Vị trí phó tổng giám đốc đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Không ngừng học hỏi và rèn luyện là yếu tố quan trọng giúp họ phát triển bản thân mỗi ngày. Vân Nguyên Edubiz hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thông tin toàn diện về vị trí này.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay