Enter your keyword

post

Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc khác nhau như thế nào?

Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc khác nhau như thế nào?

Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc thường gây nhầm lẫn với nhiều người. Tuy 2 vị trí này cùng có những điểm chung trong doanh nghiệp nhưng suy xét lại, CEO và Tổng giám đốc vẫn có những vai trò và quyền hạn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng Vân Nguyên Edubiz tìm hiểu sự khác nhau.

Tổng giám đốc là gì?

So sánh Tổng giám đốc và CEO

So sánh Tổng giám đốc và CEO

Tổng giám đốc công ty (General manager – GM) là người đóng vai trò chung trong việc quản lý doanh thu, chi phí của một công ty. GM sẽ thực hiện giám sát hầu hết các chức năng từ Marketing – bán hàng đến các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, GM còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều phối, ủy thác, điều phối đội ngũ nhân sự. Đưa ra quyết định nhằm đạt được kết quả lợi nhuận tốt nhất.

Một công ty lớn, có nhiều phó chủ tịch hoặc có nhiều Giám đốc thì sẽ có Tổng giám đốc.

Giám đốc điều hành là gì?

Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc ai hơn ai?

Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc có giống nhau?

Giám đốc điều hành – Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao chỉ dưới quyền ban hội đồng quản trị. Trong hoạt động doanh nghiệp, CEO là người quản lý và vận hành hoạt động của bộ máy doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

=> Tìm hiểu rõ hơn tại: Giám đốc điều hành: Vai trò, công việc, kỹ năng cần có

Điểm chung của Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc 

CEO và Tổng giám đốc đều có nhiệm vụ đưa doanh nghiệp phát triển

CEO và Tổng giám đốc đều có nhiệm vụ đưa doanh nghiệp phát triển

Chức năng trong doanh nghiệp

Cả 2 đều chịu trách nhiệm định hướng chiến lược dài hạn và tầm nhìn của công ty. Họ là người đại diện cho toàn bộ công ty trong các quyết định quan trọng. Họ làm việc với ban lãnh đạo cấp cao để đưa ra các chính sách phù hợp. Trong nhiều trường hợp, 2 vị trí này sẽ đóng vai trò người đứng đầu trong các cuộc họp cổ đông. GM và CEO đàm phán với đối tác chiến lược và đảm bảo rằng công ty đang đi đúng hướng.

Đồng thời, 2 vị trí này đảm nhiệm chức năng điều phối các hoạt động hàng ngày. Họ sẽ làm việc chặt chẽ với các phòng ban để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao. Nhiệm vụ chính của họ là giám sát quy trình vận hành. Và đảm bảo nguồn lực được sử dụng tối ưu, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Nghĩa vụ với doanh nghiệp

Cả CEO và GM đều có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ lợi ích của công ty. CEO có trách nhiệm bảo đảm công ty hoạt động đúng pháp luật. Duy trì uy tín và tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp. GM có nghĩa vụ thực thi các chiến lược đã đề ra và tối ưu hóa quy trình nội bộ.

Các kỹ năng cần có

Kinh nghiệm và kỹ năng quản trị là 2 yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo. Để trở thành một nhà quản lý được lòng cấp trên, vừa lòng cấp dưới, công tư phân minh, bạn sẽ cần rèn luyện những kỹ năng sau:

Điểm khác nhau giữa Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc 

Tiêu chí CEO Tổng giám đốc
Vai trò – CEO chịu trách nhiệm chính trong việc ra quyết định chiến lược. Bao quát các lĩnh vực tài chính, đầu tư và phát triển. 

– CEO đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Định hướng dài hạn và phát triển bền vững.

– GM có quyền tự quyết trong phạm vi hoạt động mà mình quản lý. Họ vẫn phải báo cáo và tuân thủ theo định hướng từ ban giám đốc cấp cao hơn. 

– GM thường chú trọng vào các quyết định chiến thuật để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn.

Phạm vi công việc Là người đứng đầu công ty, có nhiệm vụ định hướng chiến lược, phát triển tầm nhìn dài hạn, và chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.  GM thường chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của một bộ phận hoặc chi nhánh cụ thể trong doanh nghiệp. 
Mục tiêu công việc CEO không chỉ quản lý từng bộ phận mà còn phải đảm bảo sự phối hợp liên kết giữa các phòng ban để đạt được mục tiêu chiến lược. Tập trung vào hiệu quả hoạt động và kinh doanh trong khu vực mình phụ trách. Từ đó đảm bảo doanh số và lợi nhuận cho bộ phận.
Quyền hạn Có quyền quyết định cuối cùng và điều hành hoạt động hàng ngày theo tầm nhìn đã đề ra. Quyền quản lý giới hạn trong phạm vi bộ phận.

Những trách nhiệm của Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc 

Những trách nhiệm của CEO và GM

Những trách nhiệm của CEO và GM

Đối với Tổng giám đốc

Tổng Giám đốc (GM) có nghĩa vụ đảm bảo hiệu quả hoạt động và đạt được các chỉ tiêu kinh doanh của bộ phận mình phụ trách. Trách nhiệm của GM thường gắn liền với các KPI cụ thể và chỉ tiêu lợi nhuận của từng chi nhánh hoặc phòng ban.

Đối với Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành (CEO) chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích của toàn bộ doanh nghiệp. Họ đảm bảo công ty hoạt động đúng pháp luật, duy trì uy tín. Và thúc đẩy giá trị lâu dài cho cổ đông, khách hàng và nhân viên. CEO đại diện cho công ty trong các quyết định quan trọng trước cổ đông và công chúng.

Những khó khăn của Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc 

Trong thời kỳ VUCA, CEO và Tổng giám đốc đều phải đối mặt với thách thức

Trong thời kỳ VUCA, 2 vị trí này đều phải đối mặt với thách thức 

CEO và GM sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn nhất là ra quyết định chiến lược. Họ phải lựa chọn hướng đi đúng đắn trong bối cảnh thị trường biến động và cạnh tranh khốc liệt. 

Quản lý nhân sự cũng là một vấn đề quan trọng. Nó yêu cầu nhà quản trị không chỉ biết cách tuyển dụng, phát triển nhân tài mà còn duy trì động lực và gắn kết đội ngũ. Họ phải tìm cách giải quyết xung đột nội bộ và tạo ra môi trường làm việc tích cực. Đồng thời cân bằng giữa quyền lợi của nhân viên và lợi ích công ty.

Ngoài ra, Tổng giám đốc và CEO còn phải đối mặt với thách thức quản lý tài chính. Họ cần đảm bảo dòng tiền ổn định và sử dụng nguồn lực hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn kinh tế.

Cuối cùng, thích ứng với công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng trong Thời kỳ VUCA đòi hỏi nhà lãnh đạo luôn phải cập nhật, đổi mới để duy trì sức cạnh tranh. Điều này đòi hỏi tư duy linh hoạt, khả năng học hỏi liên tục và sáng tạo trong quản lý.

Học các kỹ năng để trở thành Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Hiện nay, nhu cầu nâng cao kỹ năng lãnh đạo đang trở thành xu hướng tất yếu. Để đáp ứng điều đó, nhiều đơn vị đua nhau mở ra các khóa học quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đáng tin cậy. Một số nơi kém uy tín đã khiến nhiều nhà quản lý e dè, lo ngại trở thành “nạn nhân” của chiêu trò quảng cáo.

Với 15 năm kinh nghiệm và hơn 2.000+ HỌC VIÊN là các nhà lãnh đạo từ các doanh nghiệp uy tín, Vân Nguyên Edubiz tự hào khi được học viên tin tưởng là đơn vị tổ chức đào tạo kỹ năng dành riêng cho các nhà quản trị. 

Bạn mong muốn tiến tới vị trí Giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc kinh doanh hay bất kỳ vị trí C-Level nào? Hãy tham gia ngay các khóa đào tạo thực chiến của Vân Nguyên Edubiz. Tại đây, bạn sẽ được học những bí quyết quản trị đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và sở hữu các công cụ quản lý hiệu quả, bắt kịp xu thế thời đại 4.0.

=> Mời bạn tìm hiểu về C – level trong doanh nghiệp: Tổng hợp các chức danh và vai trò của giám đốc chuyên môn

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay