Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp qua 4 bước then chốt
Trong bối cảnh biến động của thời kỳ VUCA, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong mô hình quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, CFO không chỉ là người kiểm soát dòng tiền, mà còn là người tiên phong trong xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Làm cách nào để kiểm soát rủi ro triệt để? Hãy theo dõi bài viết sau, Vân Nguyên Edubiz sẽ hướng dẫn bạn quy trình 4 bước chặt chẽ nhất.
Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính (Financial Risk) là gì?
Rủi ro tài chính (Financial Risk) là các nguy cơ gây mất mát về tiền bạc hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính do các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài gây ra.
Rủi ro này xảy ra khi chênh lệch giữa kỳ vọng và thực tế. Điều này được giải thích dễ hiểu như sau: khi kết quả tài chính thực tế (ví dụ như lợi nhuận hoặc dòng tiền) khác với kỳ vọng ban đầu.
Ví dụ: Bạn kỳ vọng doanh nghiệp sẽ lãi 1 tỷ đồng trong quý này, nhưng thực tế chỉ đạt 500 triệu đồng – đây là một dạng rủi ro tài chính vì có sự biến động bất ngờ về lợi nhuận.
Rủi ro tài chính cho thấy:
- Lợi nhuận ròng không ổn định và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (chi phí tăng, khách hàng trả chậm, thị trường biến động…).
- Một chỉ báo quan trọng để đánh giá sự “khỏe mạnh” về tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp là gì?

Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro tài chính là tập hợp kế hoạch, chiến lược và hành động để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp thường được chia thành 5 loại chính. Mỗi loại ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần kiểm soát 5 loại cụ thể như sau:
Loại rủi ro | Nguyên nhân | Tác động |
Rủi ro tín dụng | Khách hàng/đối tác không thanh toán đúng hạn hoặc không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ theo hợp đồng. | Thiếu tiền mặt lưu động. |
Rủi ro thanh khoản | Doanh nghiệp không có đủ tiền mặt hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền | Doanh nghiệp khó đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. |
Rủi ro thị trường | Biến động giá cả như: tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá cổ phiếu, hàng hóa… | Làm giảm giá trị tài sản hoặc lợi nhuận. |
Rủi ro hoạt động | Nguyên nhân nội bộ và ngoại cảnh. Nội bộ là những vấn đề trong doanh nghiệp như: quy trình, con người, hệ thống công nghệ… Ngoại cảnh là tác nhân từ thiên tai, dịch bệnh, biến động kinh tế,… | Lỗ tỷ giá, tăng chi phí. |
Rủi ro pháp lý và tuân thủ | Sai phạm về pháp luật, quy định tài chính, thuế hoặc chuẩn mực kế toán. | Bị phạt, mất uy tín hoặc tổn thất nguồn tiền. |
Quản trị rủi ro tài chính là điều quan trọng trong chiến lược để quản trị tài chính doanh nghiệp – toàn cảnh và bao quát.
Vì sao nhà lãnh đạo cần quản trị rủi ro tài chính?

Vì sao nhà lãnh đạo cần kiểm soát nguy cơ về nguồn tiền
Lường trước được những hậu quả do rủi ro gây ra
Khi có kế hoạch tài chính cụ thể, nhà quản trị sẽ nắm được những công việc cần làm để duy trì nền tài chính ổn định cho doanh nghiệp.
Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng quản trị rủi ro thật tốt. Nó sẽ giúp bạn lường trước được những hậu quả mà rủi ro gây ra. Dù nhỏ hơn lớn, nguy cơ vẫn sẽ tác động tiêu cực tới nguồn lực.
Quản trị tốt nguồn tiền, doanh nghiệp sẽ hạn chế thua lỗ, nâng cao được vị thế. Góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của đất nước. Tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trò trong nền kinh tế
Khi “sức khỏe tài chính doanh nghiệp” được đảm bảo, họ sẽ có đủ năng lực để:
- Duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của thị trường.
- Đóng vai trò nòng cốt trong việc giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế. Nhất là khi thị trường biến động.
Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn
Các quyết định đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp luôn đi kèm với rủi ro. Việc quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá các rủi ro một cách toàn diện. Từ đó:
- Chủ động phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra,
- Và đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh hiệu quả và an toàn hơn.
Quy trình quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp hiệu quả

Quy trình quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Bước 1: Xác định rủi ro
Trước khi triển khai các biện pháp kiểm soát, doanh nghiệp cần xác định chính xác loại rủi ro tài chính đang đối mặt.
Chỉ khi nhận diện đúng “nguy cơ”, doanh nghiệp mới có thể lựa chọn giải pháp phù hợp để giảm thiểu tổn thất và đảm bảo an toàn tài chính.
Bước 2: Phân tích và đánh giá rủi ro
Sau khi nhận diện đúng loại nguy cơ tiềm ẩn, nhà quản trị cần phân tích và đánh giá mức độ mà rủi ro có thể tác động đến tài chính. Đây là bước rất quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ hoặc rút gọn, do tâm lý muốn nhanh chóng tìm giải pháp. Tuy nhiên, chỉ khi hiểu rõ rủi ro sẽ tác động như thế nào – mạnh hay nhẹ, trực tiếp hay gián tiếp – doanh nghiệp mới có thể lựa chọn được biện pháp kiểm soát phù hợp và hiệu quả nhất.
Phân tích rủi ro đòi hỏi sự tỉ mỉ, khách quan và dựa trên dữ liệu thực tế. Cần xác định:
- Xác suất xảy ra của rủi ro
- Mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra
- Tác động đến dòng tiền, lợi nhuận, vốn, uy tín…
Bước 3: Đề xuất phương án kiểm soát rủi ro
Sau khi đã xác định và phân tích rủi ro kỹ lưỡng, nhà quản trị bắt đầu đưa ra giải pháp để quản lý thách thức. Lúc này, bạn sẽ cần đưa ra quyết định đa dạng hóa nguồn vốn như nào để thu về lợi nhuận cao nhất và tránh rủi ro nhiều nhất. Mua bảo hiểm rủi ro tài chính có nên hay không? Đồng thời, cần thiết lập hạn mức tín dụng và quỹ dự phòng là bao nhiêu để đề phòng trường hợp bất trắc. Nếu cần, hãy xem xét ký hợp đồng phòng ngừa rủi ro.
Bước 4: Thực hiện phương án, giám sát và đánh giá hiệu quả
Kế hoạch kiểm soát rủi ro đã hoàn thiện. Doanh nghiệp cần bắt tay triển khai các biện pháp đã đề ra. Hành động kịp thời và đúng hướng là yếu tố quyết định hiệu quả quản trị.
Tuy nhiên, không dừng lại ở việc thực hiện, doanh nghiệp cần:
- Theo dõi sát sao để đảm bảo các biện pháp được thực hiện đúng kế hoạch.
- So sánh kết quả đạt được với mục tiêu ban đầu để xác định mức độ thành công.
- Nếu giải pháp chưa phù hợp hoặc rủi ro phát sinh thêm, cần điều chỉnh linh hoạt để thích ứng.
Những lưu ý quan trọng khi quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp

Lưu ý khi quản lý nguy cơ tác động đến nguồn tiền của doanh nghiệp
Các nhà lãnh đạo, đặc biệt là Giám đốc tài chính (CFO) cần lưu ý kĩ những điều sau khi đảm nhận vai trò này:
- Hãy luôn đánh giá toàn diện đa chiều, tránh phiến diện. Bạn cần nhận diện rủi ro từ cả yếu tố bên ngoài (thị trường, lãi suất, tỷ giá…) và bên trong (quy trình, nhân sự, hệ thống…).
- Phân tích và ưu tiên xử lý rủi ro theo mức độ ảnh hưởng. Không xử lý tất cả cùng lúc. Tập trung vào những rủi ro có khả năng xảy ra cao và tác động lớn đến tài chính.
- Luôn linh hoạt và cập nhật thường xuyên. Môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, nên kế hoạch quản trị rủi ro cần được điều chỉnh định kỳ.
- Gắn với chiến lược và nâng cao nhận thức nội bộ. Quản trị rủi ro phải là một phần trong chiến lược chung của doanh nghiệp và được hiểu rõ bởi các cấp nhân sự liên quan.
Để trở thành một nhà quản trị tài chính giỏi, bạn cần hiểu sâu về cấu trúc tài chính, khả năng sinh lời, rủi ro và chiến lược vốn của doanh nghiệp mình. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản trị: phải có năng lực phân tích và đánh giá toàn diện tình hình tài chính, hiểu rõ điểm mạnh – điểm yếu, nắm bắt được các cơ hội và rủi ro để kịp thời đưa ra các phương án điều hành hiệu quả.
Kết luận
Nâng cao năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp vững hơn, bạn có thể tham khảo khóa học “Giám đốc tài chính (CFO)”. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức tài chính doanh nghiệp bài bản và xây dựng tư duy chiến lược, khả năng ra quyết định và quản trị rủi ro tài chính một cách linh hoạt và thực tiễn – những yếu tố then chốt để dẫn dắt doanh nghiệp phát triển bền vững.