Enter your keyword

post

Báo cáo tài chính là gì? Các loại BCTC cần chú trọng

Báo cáo tài chính là gì? Các loại BCTC cần chú trọng

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (Financial statement) là báo cáo mô tả mang tính định lượng về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc chuẩn bị và phân tích BCTC, doanh nghiệp có thể theo dõi các hoạt động tài chính trong quá khứ. BCTC tổ chức và ghi nhận những giao dịch tài chính của công ty. Nó cho biết công ty lãi hay lỗ bao nhiêu tiền, cấu trúc của tài sản và nợ và dòng tiền đến và đi từ đâu. Báo cáo này cũng giúp cho doanh nghiệp nhận thức được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và so sánh với trung bình ngành.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

báo cáo tài chính gồm những gì?

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo thông tư 200/2014/TT-BTC, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bắt buộc bao gồm:

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 48/QĐ-BTC, các báo cáo tài chính bắt buộc bao gồm

  • Bảng cân đối kế toán: Mẫu B 01 – DNN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B 02 – DNN
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B 09 – DNN
  • Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, các báo cáo tài chính bắt buộc bao gồm:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN

Những loại báo cáo tài chính thường được quan tâm nhất

Các loại báo cáo tài chính được quan tâm nhất

Các loại báo cáo tài chính được quan tâm nhất

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả của công ty trong thời kỳ xác định. Nó ghi lại tất cả doanh thu và chi phí trong thời gian đó. Đồng thời, báo cáo này cho biết doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay thua lỗ.

Hầu hết báo cáo này được chuẩn bị theo định dạng nhiều năm (trong 3 – 5 năm). Việc này nhằm tạo sự dễ dàng cho xác định xu hướng tăng giảm. Đồng thời giúp đánh giá hiệu quả các chiến lược trong quá khứ, dự báo cho doanh thu và thu nhập trong tương lai.

Bảng cân đối kế toán

Không giống như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, được xem xét trong từng thời kỳ. Bảng cân đối kế toán là một bản ngắn gọn về tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của công ty tại một thời điểm.

  • Cột bên trái của bảng (hoặc trên đầu bảng – phụ thuộc vào cách trình bày) là tài sản của doanh nghiệp.
  • Cột bên phải (hoặc bên dưới) là nợ và vốn chủ sở hữu.
  • Các tài sản được sắp xếp theo thứ tự “tính thanh khoản” hoặc khoảng thời gian bao lâu để quy đổi chúng thành tiền mặt.
  • Các khoản nợ được sắp xếp theo thứ tự sẽ phải trả.

Một bảng cân đối kế toán luôn luôn phải “cân bằng”. Điều này có nghĩa là:

TỔNG TÀI SẢN = NỢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Các loại “Tài sản” chính được liệt kê trong bảng như sau:

  • Tài sản thường được phân loại thành: tài sản ngắn hạn (tiền mặt, hàng tồn kho, phải thu), tài sản cố định (máy móc, nhà xưởng), và tài sản khác (vô hình).

  • Nợ gồm nợ ngắn hạn (trả trong vòng 1 năm) và nợ dài hạn (vay dài hạn, nợ mua TSCĐ).

  • Vốn chủ sở hữu là phần còn lại thuộc về nhà đầu tư sau khi trừ đi nợ.

Các loại “Nợ” chính được liệt kê như sau:

  • Nợ ngắn hạn: bao gồm nghĩa vụ phải trả trong vòng 1 năm. Gồm các khoản phải trả, chi phí xác định, và nợ (dài hạn) đến hạn thanh toán
  • Nợ dài hạn: bao gồm các khoản nợ có thời hạn trên 1 năm. Gồm nợ liên quan tới việc mua bất động sản, nhà xưởng, trang thiết bị.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt sự thay đổi trong dòng tiền của một doanh nghiệp trong một thời gian xác định và nội dung chi tiết của những thay đổi đó. Nói một cách dễ hiểu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ giống như báo cáo cuối tháng của ngân hàng. Nó cho doanh nghiệp biết còn bao nhiêu tiền vào cuối tháng cũng như việc chi tiêu trong tháng như thế nào.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 luồng riêng biệt:

  • Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
  • Luồng tiền từ hoạt động tài chính

Những luồng tiền này là những hoạt động làm tăng giảm lượng tiền mặt của công ty:

Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm tiền, các khoản nợ ngắn hạn, lợi nhuận ròng (hoặc lỗ), khấu hao, biến động tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn thanh toán.

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm việc mua, bán hay đầu tư vào tài sản cố định như bất động sản, trang thiết bị và nhà xưởng.

Luồng tiền từ hoạt động tài chính: bao gồm tiền phát sinh trong thời kỳ đi vay hoặc bán cổ phiếu, hoặc tiền được sử dụng trong thời gian chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu, trái phiếu hiện hành.

Lưu ý về Báo cáo tài chính

Lưu ý về BCTC

Lưu ý về BCTC

pháp lý quan trọng khi làm việc với các cơ quan quản lý như thuếbảo hiểm xã hội (BHXH).

Một số điểm cần lưu ý:

  • Số liệu trên báo cáo tài chính phải khớp với số liệu kê khai thuế (TNDN, TNCN) và đóng BHXH. Ví dụ, chi phí lương nhân sự thể hiện trên báo cáo phải tương thích với mức lương khai báo với cơ quan BHXH.

  • Chi phí hợp lý, hợp lệ trong BCTC cũng là cơ sở để cơ quan thuế xác định mức thuế phải nộp. Nếu ghi nhận sai, doanh nghiệp có thể bị truy thu hoặc phạt.

  • Các khoản phải trả ngắn hạn, đặc biệt là lương, BHXH, thuế, cần được theo dõi sát sao. Nó ảnh hưởng đến dòng tiền và uy tín tài chính của doanh nghiệp.

Nếu bạn là kế toán, chủ doanh nghiệp hoặc người mới muốn hiểu rõ cách lập – đọc – đối chiếu báo cáo tài chính gắn liền với các quy định thuế và BHXH, thì khóa học Kế toán thuế và BHXH chính là nền tảng không thể bỏ qua. Bạn sẽ hiểu rõ mối liên hệ giữa BCTC và các quy định pháp lý hiện hành.

Kết luận

Việc lập các BCTC là vô cùng quan trọng giúp các nhà quản lý hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Trong các doanh nghiệp mới khởi sự, báo cáo tài chính thường thận trọng và sát với việc quản lý hoạt động tài chính của công ty. Trong trường hợp hy hữu, nếu công ty không sử dụng báo cáo tài chính để lên kế hoạch, thì vẫn phải chuẩn bị và duy trì các báo cáo này.

Nếu một doanh nghiệp huy động vốn thông qua ngân hàng và nhà đầu tư thì chắc chắn các đơn vị này sẽ yêu cầu bản sao những báo cáo tài chính trong quá khứ để phân tích lịch sử tài chính. Nếu như công ty không có các báo cáo này, họ sẽ xem xét rất thận trọng những khoản đầu tư hoặc cho vay.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay