Enter your keyword

post

Khởi sự doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để khởi nghiệp thành công?

Khởi sự doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để khởi nghiệp thành công?

Cách đây tầm 100 năm, không ai nói về khởi sự doanh nghiệp. Nhưng những năm gần đây, bạn có thể nghe người ta nhắc đến cụm từ này ở bất kỳ đâu. Từ đài, báo, radio, VTV thậm chí là từ các sinh viên của một trường nào đó.

Vậy khởi sự doanh nghiệp là gì? Những nguyên tắc nào bạn cần phải biết để khởi sự một doanh nghiệp thành công?

Khởi sự doanh nghiệp là gì ?

Khởi sự doanh nghiệp là quá trình một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân khai thác cơ hội thương mại bằng ý tưởng sáng tạo như: Đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường, cải tiến quy trình hoặc phương pháp sản xuất hiện có. Quá trình này thường được thực hiện thông qua một tổ chức mới (thành lập một công ty), nhưng cũng có thể xảy ra trong một doanh nghiệp đã thành lập và đang trải qua sự thay đổi đáng kể về sản phẩm hoặc chiến lược.

Tại sao tinh thần khởi nghiệp lại quan trọng đối với nền kinh tế

Tinh thần khởi nghiệp quan trọng vì một số lý do, từ thúc đẩy thay đổi xã hội đến thúc đẩy đổi mới. Doanh nhân được coi là tài sản quốc gia cần được vun đắp, tạo động lực và được trả công ở mức độ cao nhất có thể. Trên thực tế, một số quốc gia như Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới nhờ những cá nhân có tư duy đổi mới, nghiên cứu và kinh doanh có tư duy tiến bộ. Dưới đây là những lợi ích của việc khởi sự doanh nghiệp.

Khởi sự doanh nghiệp tạo ra việc làm

Không có doanh nhân, việc làm sẽ không tồn tại. Các doanh nhân là những người chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp. Thành lập một doanh nghiệp mới sẽ tạo ra việc làm mới. Đồng thời, các sản phẩm và dịch vụ mới có thể tạo ra hiệu ứng theo tầng. Chúng kích thích các doanh nghiệp hoặc lĩnh vực liên quan cần hỗ trợ hoạt động kinh doanh mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Ví dụ, các công ty công nghệ đã đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin ở Ấn Độ trong những năm 1990. Ngành này nhanh chóng mở rộng và nhiều lĩnh vực khác được hưởng lợi từ nó. Các doanh nghiệp trong các ngành liên quan – chẳng hạn như call center, công ty bảo trì mạng và nhà cung cấp phần cứng,… phát triển mạnh mẽ. Các học viện giáo dục và đào tạo nuôi dưỡng một thế hệ nhân viên công nghệ thông tin mới – những người được làm những công việc tốt hơn và được trả lương cao hơn.

Tương tự, các nỗ lực phát triển trong tương lai ở các quốc gia khác đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ về hậu cần, đầu tư vốn và lực lượng lao động có trình độ. Từ lập trình viên trình độ cao đến công nhân xây dựng. Chỉ riêng ở Mỹ, các doanh nghiệp nhỏ đã tạo ra 1,6 triệu việc làm trong năm 2019.

Khởi sự doanh nghiệp giúp tăng thu nhập quốc dân

Các dự án kinh doanh giúp tạo ra của cải mới. Các doanh nghiệp hiện tại có thể bị giới hạn trong thị trường hiện tại và có thể đạt đến giới hạn về thu nhập. Các sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ mới cho phép doanh nghiệp phát triển thị trường mới và tạo ra của cải mới.

Việc làm tăng thu nhập góp phần vào thu nhập quốc dân tốt hơn dưới hình thức đóng nhiều thuế hơn. Nguồn thu này có thể được chính phủ sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác hoặc tái đầu tư cho việc đào tạo lại người lao động. Một trong các chương trình đào tạo mà chính phủ đang triển khai là Chương trình hỗ trợ, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội do Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội phối hợp cùng Học viện Doanh nhân Vân Nguyên Edubiz tổ chức. Chương trình này được ngân sách hỗ trợ tới 70% học phí. Một số khóa học nằm trong chương trình như:

Khởi sự doanh nghiệp tạo ra thay đổi xã hội

Thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ độc đáo, các doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống và công nghệ lỗi thời. Điều này dẫn đến chất lượng cuộc sống được cải thiện, tinh thần được cải thiện và tự do kinh tế hơn.

Ví dụ, điện thoại thông minh và chợ ứng dụng đã cách mạng hóa công việc và giải trí trên toàn cầu. Điện thoại nói chung và điện thoại thông minh nói riêng không còn là thiết bị dành riêng cho những quốc gia hay người giàu có. Hơn 5 tỷ người trên toàn thế giới đã và đang sử dụng thiết bị di động. Khi thị trường điện thoại thông minh tiếp tục tăng trưởng, tinh thần khởi sự doanh nghiệp công nghệ có thể có tác động sâu và lâu dài đến thế giới.

Toàn cầu hóa công nghệ giúp các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có quyền truy cập vào các công cụ tương tự như các đối tác của họ ở các nước phát triển. Tuy nhiên, họ có lợi thế là chi phí nhân công thấp hơn. Vì vậy một sản phẩm từ một doanh nghiệp khởi nghiệp ở một quốc gia đang phát triển vẫn có cơ hội cạnh tranh với một sản phẩm hiện có trị giá hàng triệu đô ở một quốc gia phát triển.

Khởi sự doanh nghiệp giúp phát triển cộng đồng

Các doanh nhân thường xuyên nuôi dưỡng các dự án kinh doanh của những cá nhân có cùng chí hướng. Họ cũng đầu tư vào các dự án cộng đồng và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức từ thiện địa phương. Một số doanh nhân nổi tiếng, chẳng hạn như Bill Gates, đã sử dụng tiền để tài trợ cho các dự án từ giáo dục đến sức khỏe cộng đồng. Điều này cho phép doanh nghiệp của họ mang lại dấu ấn và tạo uy tín trong cộng đồng. Đồng thời tạo ra các kết nối mới ngoài doanh nghiệp.

5 nguyên tắc cần biết trước khi khởi sự doanh nghiệp

Nguyên tắc 1: Bird in hand (Chim trong tay)

Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: một con chim trong tay thì hơn hai con chim trong bụi rậm. Nguyên tắc con chim trong tay (Bird in hand) hàm ý rằng:  Hãy bắt đầu bằng những gì bạn đang có. Điều đó có nghĩa là, khi bắt đầu nảy sinh ý tưởng kinh doanh, bạn hãy rà soát lại các mối quan hệ có thể giúp đỡ trong tương lai, kiến thức nền tảng và tìm ra điểm mạnh của chính mình. Sau đó, mường tượng các viễn cảnh xuất phát từ những thứ đó. Với nguyên tắc trên, bạn sẽ bắt đầu từ thế mạnh & đam mê của mình. Những điều này sẽ làm nền tảng để bạn kiểm soát tương lai tốt hơn.

Nguyên tắc 2: Affordable loss (Thiệt hại chấp nhận được)

Nguyên tắc này tập trung vào những rủi ro mang tính mặt trái của vấn đề. Rủi ro được giới hạn bằng cách hiểu rõ những gì có thể mất ở từng giai đoạn, thay vì đi theo kiểu được ăn cả, ngã về không. Để áp dụng nguyên tắc này, bạn chỉ cần chọn mục tiêu hành động trong đó được và mất cùng tồn tại, nhưng được nhiều hơn mất.

Nguyên tắc 3: Patchwork quilt (Nguyên tắc chiếc chăn caro hay Chắp vá miếng chăn)

Mọi thứ đều bổ trợ lẫn nhau. Thay vì chú trọng vào phân tích cạnh tranh & cho rằng đối thủ là kẻ thù. Trong nguyên tắc này, các nhà nhà khởi sự cho nhân viên tập trung vào công việc của mình thay vì quan tâm đến đối thủ cạnh tranh. Họ biến khách hàng, đối thủ trở thành đối tác chiến lược.

Trên thực tế, việc xây dựng những mối quan hệ với khách hàng ngay từ đầu tạo nền tảng cho rất nhiều doanh nghiệp. Không dành nhiều thời gian thu thập thật nhiều dữ liệu khách hàng. Hãy tập trung vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hiểu rất rõ. Từ đó làm cơ sở để xây dựng phân khúc khách hàng riêng và tìm ra đại dương xanh cho mình.

Nguyên tắc 4: Lemonade (Nước chanh)

“Nếu cuộc đời ném cho bạn quả chanh, hãy làm cho mình một cốc chanh vắt”, Nguyên tắc Lemonade ám chỉ việc có thể biến những khó khăn, rủi ro bất ngờ xảy đến thành cơ hội. Nguyên tắc này được coi là tư duy cốt lõi dẫn đến thành công của các doanh nhân. Thay vì đặt ra tình huống (nếu – thì) để đối diện với những tình huống xấu nhất trong cuộc sống. Hãy đón nhận những bất ngờ như một cơ hội để tạo ra những thị trường mới.

Người điển hình cho tư duy này chính là Steve Jobs. Thất bại trong tranh giành quyền lực ở công ty chính mình tạo lập, Jobs phải rời khỏi Apple, rồi lại quay trở lại Apple 10 năm sau đó trong vai trò điều hành; Khi Steve Jobs điều hành Pixar, ông đã đàm phán thất bại với Disney trong việc hợp tác sản xuất một số siêu phẩm hoạt hình nhưng sau đó việc Pixar được Disney mua lại đã đưa ông trở thành cổ đông lớn nhất của Disney. Sự thăng trầm và những biến cố bất ngờ trong kinh doanh của Steve Jobs luôn khiến người khác phải ngạc nhiên khi ông xoay chuyển tình thế và trở thành người thắng cuộc.

Nguyên tắc 5: Pilot in the plane (Phi công trên máy bay)

Nguyên tắc này nói rằng các nhà khởi nghiệp hãy bắt tay hành động thay vì ngồi tiên đoán tương lai. Bởi tương lai (thị trường) là do chính ta quyết định. Bằng cách tập trung vào những việc mình có thể kiểm soát, nhà khởi nghiệp biết rằng những hành động của mình sẽ dẫn đến những kết quả mong muốn.

Khi bạn là phi công của chiếc máy bay cuộc đời và của công ty do mình sáng lập. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể kiểm soát được tương lai mà không cần đoán trước chuyện gì xảy ra. Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể kiểm soát được điều mình chưa biết ? Câu trả lời đến từ niềm tin của bạn về tương lai đến từ đâu? Cách tiếp cận truyền thống là chúng ta chỉ kiểm soát được tương lai chừng nào ta dự đoán được nó. Các doanh nhân hướng tới hiệu quả tư duy theo cách này: tương lai không chờ ở đó để ta khám phá mà được tạo ra từ những chiến lược của chính những người ở trong cuộc chơi kinh doanh này.

Tóm lại

Khởi sự doanh nghiệp là việc một cá nhân hoặc một tổ chức dám dấn thân để tạo ra cái gì đó mới trong điều kiện môi trường xung quanh cực kỳ bất ổn & vô định”. Doanh nghiệp khởi nghiệp giống như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định. Vì thế, nếu dấn thân vào con đường khởi nghiệp, bạn cần phải nắm rõ 5 nguyên tắc và phải luôn giữ được “lửa” của chính mình thì mới có thể khởi nghiệp thành công.

Chúc bạn thành công với con đường mình đã chọn !

Trả lời

Your email address will not be published.

Nhắn Zalo
Gọi ngay