[Khởi sự doanh nghiệp] Bài 7: Các loại chi phí cần chuẩn bị

Trong một doanh nghiệp khởi sự, có nhiều khoản chi phí không thường xuyên, nhiều khoản phát sinh có thể gây khó khăn cho bất cứ doanh nghiệp nào không chuẩn bị tốt về tài chính. Việc liệt kê và tính toán trước các loại chi phí sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để khởi nghiệp?

Các loại chi phí khởi nghiệp có thể được chia làm 2 nhóm chính: chi phí để thành lập doanh nghiệp và chi phí hoạt động thường xuyên.

Chi phí thành lập doanh nghiệp

Bao gồm tất cả các khoản chi phí cần thiết phải bỏ ra từ khi có ý tưởng kinh doanh cho đến khi doanh nghiệp hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Các khoản chi phí này thường chỉ phát sinh một lần hoặc không thường xuyên, bao gồm: Các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho việc vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, các khoản phí về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chi phí nghiên cứu và phát triển nguyên mẫu sản phẩm, chi phí chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh, chi phí dịch vụ pháp luật, …

Chi phí hoạt động thường xuyên

Là những chi phí phát sinh thường xuyên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể như sau: 

Chi phí sản xuất

Là toàn bộ hao phí lao động con người và tài sản cần thiết mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất, bao gồm:

Chi phí nhân viên phân xưởng

Là tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên thống kê, thủ kho, kế toán, tiếp liệu, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng 

Chi phí vật liệu

Là các chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của phân xưởng, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. 

Chi phí dụng cụ sản xuất

Là các chi phí dành cho công cụ, dụng cụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ sản xuất, như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ bảo hộ lao động. 

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Là toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê ngoài sử dụng ở các phân xưởng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Là tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm… cho cán bộ quản lý, chi phí chung phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp. 

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Là chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về điện, nước, khí nén, hơi, điện thoại. 

Chi phí khác bằng tiền

File excel tính toán các khoản chi phí khởi nghiệp
File excel tính toán các khoản chi phí khởi nghiệp ( Nguồn: Microsoft)

Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

  • Các bạn có thể tải xuống file Excel trên tại đây

Ngoài những chi phí liên quan đến sản xuất, doanh nghiệp còn có những chi phí cho các hoạt động khác như:

Chi phí tiêu thụ

Nếu xem xét hoạt động tiêu thụ là một quá trình thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, biến nhu cầu đó thành nhu cầu mua thực sự của người tiêu dùng, tổ chức sản xuất, chuẩn bị sản phẩm, tổ chức bán và các hoạt động dịch vụ khách hàng sau khi bán. 

Để thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cũng cần bỏ ra những chi phí nhất định, bao gồm: 

Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm

Chi phí chọn lọc, đóng gói; chi phí bao bì; chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí lưu kho, bến bãi…

Chi phí hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Bao gồm chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm; chi phí bảo hành, chi phí xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và quản lý kênh phân phối, tổ chức dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, tổng kết, đánh giá, điều chỉnh hoạt động tiêu thụ…

Bài viết liên quan



    Yêu cầu gửi lịch học