[Khởi sự doanh nghiệp] Bài 1: 10 kỹ năng cần phải có để khởi nghiệp thành công

Khi xưa ra trận dụng quân, ngày nay khởi nghiệp thì cần kỹ năng.

Khởi nghiệp vốn đã không phải chuyện đơn giản, để thành công lại càng khó hơn. Ngoài việc tài chính phải sẵn sàng kèm theo một chút may mắn, bạn còn cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng. Mở đầu cho series Khởi sự doanh nghiệp, Vân Nguyên xin gửi tới bạn 10 kỹ năng cơ bản nhất giúp bạn khởi nghiệp thuận lợi. Mười kỹ năng này được chia làm ba nhóm chính:

1. Nhóm tố chất kinh doanh

Để có nền móng tốt, có dòng tiền ổn định giúp startup không chết yểu, bạn phải có tố chất của một nhà kinh doanh. Nhóm này bao gồm 04 kỹ năng:

Luôn biết tìm kiếm và tận dụng các cơ hội

  • Nhìn thấy và hành động ngay khi có các cơ hội kinh doanh mới
  • Nắm bắt những cơ hội bất thường để có được tiền vốn, thiết bị, đất đai, mặt bằng sản xuất, sự giúp đỡ… (như sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình bố mẹ, chồng, con…).

Tính kiên trì (kiên định)

  • Giữ vững quan điểm của bản thân khi đối mặt với thương trường, đối thủ cạnh tranh, hoặc khi chưa thành công
  • Kiên định trong việc thuyết phục chuyên gia
  • Hành động liên tiếp hoặc thực hiện các hành động khác nhau để khắc phục khó khăn
  • Chịu sự hy sinh cá nhân hoặc có những cố gắng phi thường để hoàn thành công việc.

Tính trách nhiệm, gắn bó với công việc

  • Chấp nhận chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoàn thành công việc cho khách hàng.
  • Lăn xả vào công việc cùng với công nhân, hoặc xuống tận nơi làm việc của họ để đốc thúc hoàn thành công việc. Thể hiện sự quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Găn bó với công việc là một tố chất giúp khởi nghiệp thành công
Găn bó với công việc là một tố chất giúp khởi nghiệp thành công

Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả

  • Biết hành động hoặc làm điều gì đó để đáp ứng hoặc nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng hiện có (trong nước cũng như quốc tế như tiêu chuẩn đo lường chất lượng và ISO) hoặc biết hoàn thiện thêm những thành tích đã đạt được trong quá khứ.
  • Cố gắng thực hiện công việc tốt hơn, nhanh hơn hoặc rẻ hơn.
  • Chấp nhận mạo hiểm – rủi ro
  • Biết chấp nhận những gì mà bản thân cho là những rủi ro hợp lý.
  • Biết lựa chọn, ưu tiên cho các tình huống có những rủi ro hợp lý có thể chấp nhận được.

2. Nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện

Để phân công công việc một cách hợp lý, giúp bộ máy vận hành trơn tru. Bạn cần bổ sung thêm 03 kỹ năng:

Kỹ năng đặt ra mục tiêu

  • Biết đặt ra các mục tiêu trước mắt cụ thể và rõ ràng.
  • Biết đặt ra các mục tiêu dài hạn và rõ ràng.

Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý (giám sát) một cách có hệ thống

  • Biết phát triển và ứng dụng từng bước các kế hoạch có logic để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Biết đánh giá các phương án khác nhau
  • Biết quản lý, theo dõi tiến độ công việc và chuyển nhanh sang các chiến lược khác khi cần để đạt được mục tiêu.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin

  • Tự mình tìm kiếm các thông tin về khách hàng, những người cung ứng và/hay các đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Biết sử dụng các mối quan hệ hoặc mạng lưới thông tin để thu thập được các thông tin hữu dụng.

3. Nhóm kỹ năng quản lý

Cuối cùng, để doanh nghiệp phát triển bền vững. Bạn chắc chắn phải có kỹ năng của một nhà quản lý. Kỹ năng này gồm 2 yếu tố:

Biết thuyết phục và gây mối quan hệ

  • Biết sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc kỹ để gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục những người khác.
  • Biết sử dụng các mối quan hệ cá nhân hoặc quan hệ làm ăn để đạt được các mục đích riêng của mình.

Lòng tự tin

  • Biết tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân và các khả năng của mình.
  • Biết thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn hoặc để đón nhận thử thách.

Hãy thử nghĩ xem, bạn đã sở hữu bao nhiêu kỹ năng ở trên? Nếu sở hữu 10/10, xin chúc mừng. Bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp rồi đấy.

Bài viết liên quan



    Yêu cầu gửi lịch học