Những câu nói khiến bạn mất điểm ngay lập tức trong mắt người khác

Mỗi câu nói lỡ lời có thể khiến bạn mất điểm ngay lập tức trong mắt người khác. Những điều này cần rất nhiều thời gian để sửa chữa và khôi phục lại niềm tin của người khác với bạn. Cổ nhân có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Dưới đây là những câu nói sẽ khiến bạn bị ghét ngay từ khi nó vừa cất lên.

7 câu nói khiến nhân viên dễ bị sếp trù dập

1. “Đây không phải là thứ tôi phải làm trong các công việc trước đây.”

2. “Ai đó đã không làm công việc của anh ấy.”

3. “Sao tôi có thể làm được? “

4. “Đây không phải là nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký.”

5. “Không một người nào khác có thể làm điều đó?”

6. “Liệu tôi sẽ được tăng lương hay thăng chức nếu tôi làm việc đó?”

7. “Đó không phải việc của tôi.”

Khi thực hiện các khảo sát nếu trên, nhóm khảo sát đồng thời cũng thu thập ý kiến từ các ông chủ.  Sự thực là các ông chủ sẽ khá phật lòng khi nghe thấy nhân viên nói những câu trên. Trong các trường hợp, hầu như ông chủ nào cũng sẽ phản ứng như sau:

1. “Đây là điều chúng ta làm ở đây, trở lại làm việc ngay!”

2. “Ồ, vậy đó là việc của tôi, không phải của anh. Trở lại làm việc đi.”

3. “Được rồi. Quay về làm việc đi.”

4. “Tuy nhiên, đây là việc tôi cần hoàn thành. Quay về làm việc đi.”

5. “Không. Hãy về làm việc đi.”

6. “Chắc chắn là không. Quay về với công việc của anh/chị đi.”

7. “Nó là của anh/chị từ bây giờ. Quay về làm việc đi.”

Tất nhiên khi trả lời nhân viên, thái độ của các ông chủ chắc chắn sẽ vô cùng thất vọng. Bên cạnh đó khảo sát trên còn tìm ra những cụm từ mà các sếp đặc biệt nên tránh, nhất là trong những lúc tức giận. Một bình luận phản ứng lại ngay lập tức có thể khiến danh tiếng và niềm tin của nhân viên đối bị phá hủy hoàn toàn.

7 câu nói khiến sếp bị nhân viên ghét ngay lập tức

1.“Tôi là chủ, hãy làm theo những gì tôi nói”

Nếu một người lãnh đạo đang tạo ra những chuẩn mực cho nhân viên của mình khó hơn những gì làm cho chính bản thân thì người lãnh đạo đó không thể chờ đợi nhân viên sẽ tôn trọng những gì mà người lãnh đạo yêu cầu làm.

2.“Bạn rất may mắn khi có được công việc này”

Nếu bạn là một nhà quản lý, đây thực sự là những gì bạn cảm thấy về bất cứ nhân viên nào. Vậy thì có lẽ, bạn cũng là người may mắn khi có công việc này. Không ai làm được tốt công việc trong một môi trường mà họ bị coi là mắc nợ với người chủ. Tâm lý coi nhân viên của bạn luôn phải cầu cạnh cho thấy bạn chưa trưởng thành và thiếu kỹ năng lãnh đạo.

3.“Nếu bạn không thích, tôi sẽ tìm người khác thay thế”

Là một nhà quản lý, bạn có quyền yêu cầu và thay đổi mọi thứ nhưng không có nghĩa là bạn có quyền là một người khó ưa. Một nhà quản lý tốt sẽ sử dụng kỹ năng lãnh đạo để khuyến khích nhân viên và khiến họ làm ra kết quả. Đe dọa nhân viên bằng việc cho nghỉ như một cách để ép họ làm những gì bạn muốn không bao giờ là cách thức bền vững. Chắc chắn, đầu tiên họ có thể làm những gì bạn yêu cầu nhưng sau đó họ sẽ cảm thấy bị mất động lực thúc đẩy làm việc và không sẵn sàng làm nhiều hơn mức tối thiểu cần đạt được.

4.“Tại sao chỉ bạn mới gặp vấn đề với việc này?”

Trước khi đặt câu hỏi này, bạn có nghĩ mình đã sẵn sàng để nghe băn khoăn hay những ý tưởng của cô ấy (anh ấy) hay chưa. Hoặc trong trường hợp này có thể cô ấy đang phải trải qua một ngày tồi tệ. Vì bất cứ lý do gì, đừng cho rằng cô ấy là người khó bảo và đừng đưa ra câu hỏi như trên. Vấn đề quan trọng là không bao giờ nên so sánh giữa các nhân viên với nhau. Đó là một ý tưởng tồi tệ.

5.“Tôi không có thời gian cho việc này”

Bạn là ông chủ, điều đó đúng. Công việc rất bận rộn nhưng thay vì từ chối yêu cầu của nhân viên hãy dành vài phút khi có thể cho họ.

6.“Bạn chưa hiểu căng thẳng là như thế nào”

Mỗi người có những nỗi bực dọc riêng. Không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, coi đó là chuẩn mực và cho mình quyền xem nhẹ người khác.

7.“Bạn có nhìn thấy tên tôi ngoài cửa không?”

Sự thật là bạn đã xây dựng nên doanh nghiệp này từ con số không hay bạn đã đầu tư tiền và thời gian để tạo nên công ty như ngày hôm nay. Tuy nhiên, bạn không thể làm tốt nếu không có nhân viên. Sự thực là nếu không có sự trợ giúp của nhân viên, bạn không thể có khách hàng hoặc bạn trở thành khách hàng của chính công ty mình mà thôi.

>> Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp khiến nhân viên nào cũng muốn gắn bó trọn đời?



    Yêu cầu gửi lịch học